Thứ Bảy, 20/4/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập của giáo viên, học viên chuyên ngành trinh sát phòng, chống tội phạm ma túy của Trường Cao đẳng CSND I

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, đòi hỏi công tác đào tạo chuyên ngành trinh sát phòng, chống tội phạm về ma túy trong tình hình hiện nay, Khoa Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I cần phải được đổi mới cả nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy.

- Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên: Theo đó thực hiện tốt việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, phương pháp giảng dạy, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tăng cường cán bộ, giảng viên đi công tác thực tế tại Công an các đơn vị, địa phương. Qua đó, giáo viên nghiên cứu, thu thập những kiến thức thực tế, trau dồi kiến thức, cập nhật thường xuyên tình hình công tác đấu tranh chống tội phạm về ma túy vào hồ sơ bài giảng, phục vụ giảng dạy.


Giáo viên khoa Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý giảng dạy học viên

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học gắn với thực tiễn công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

- Ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực: thường xuyên, quan tâm đến vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thông qua việc tăng cường phối hợp với các đơn vị Công an địa phương mời cán bộ thực tiễn tham gia dạy học thực hành, hướng dẫn làm bài tập, báo cáo thực tế, tổ chức hội thảo chuyên đề nghiệp vụ chuyên sâu… tạo điều kiện để giáo viên và học viên chuyên ngành Trinh sát phòng, chống tội phạm về ma túy làm quen tiếp, cận thực tế trong đấu tranh chống tội phạm về ma tuý.


Đồng chí Đại tá Phùng Tiến Triển - Nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Sơn La báo cáo thực tế cho học viên chuyên ngành trinh sát phòng chống tội phạm ma tuý

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập của giáo viên, học viên chuyên ngành Trinh sát phòng, chống tội phạm về ma túy, cần làm tốt một số nội dung sau:

Một là, kiện toàn đội ngũ giáo viên của Khoa Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy

Hai là, chú trọng việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm.

Ba là, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, quan tâm xây dựng phòng học chuyên dùng cho khoa Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy để tổ chức tốt hoạt động dạy học thực hành, thực tập môn học phục vụ cho dạy thực hành nghiệp vụ phòng chống tội phạm về ma túy.

Bốn là, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Khoa Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy với Công an các đơn vị, địa phương trong công tác đào tạo học viên chuyên ngành Trinh sát phòng, chống tội phạm về ma túy đáp ứng tình hình thực tiễn tội phạm về ma túy.

Bài, ảnh: Trung tá Phạm Hữu Tuấn - Trưởng khoa, Khoa Cảnh sát PCTP về ma túy

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi