Thứ Năm, 25/4/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Phát triển văn hóa đọc góp phần xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại tại Trường Cao đẳng CSND I

Nhằm định hướng triển khai chủ trương này, Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị số 09/TT-BCA, ngày 07/8/2020 về nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện và phát triển văn hoá đọc trong CAND. Bên cạnh đó, nhân dịp kỷ niệm Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam (21/4), Ngày sách và bản quyền thế giới (23/4), ngày 13/4/2021 vừa qua, Bộ Công an đã tổ chức Lễ phát động phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong CAND với chủ đề “Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.

Với vai trò là một đơn vị nhà trường trực thuộc Bộ Công an, thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường văn hóa đọc trong Trường Cao đẳng CSND I từng bước được nâng lên. Thư viện được đầu tư cơ sở vật chất, phòng đọc rộng rãi, yên tĩnh, phục vụ cán bộ, giáo viên, học viên, công nhân viên nhà trường nghiên cứu tài liệu. Số lượng đầu sách phong phú, đa dạng gồm 10.411 đầu sách với 235.845 cuốn sách các loại như: Giáo trình, tập bài giảng, sách chuyên khảo về nghiệp vụ công tác Công an, sách chính trị, pháp luật, sách văn học, tiểu thuyết… Trung tâm Lưu trữ và Thư viện đã đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của độc giả. Hằng năm theo kế hoạch, nhà trường nhận sách do Bộ Công an cấp phát và mua mới với nhiều thể loại khác nhau.

Cán bộ Trung tâm Lưu trữ và Thư viện hướng dẫn học viên tra cứu tài liệu

Bên cạnh đó, mỗi đơn vị đều chủ động xây dựng tủ sách riêng với nhiều đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tham khảo tài liệu của cán bộ trong đơn vị mình như: tủ sách Chính trị - KHXH&NV, tủ sách Pháp luật, các tủ sách tài liệu chuyên ngành… Từ đó giúp mỗi cán bộ, chiến sĩ có cái nhìn tổng quan về tình hình hiện nay ở cả trong và ngoài nước, đồng thời cập nhật những thông tin hữu ích, góp phần giáo dục, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, cũng như kiến thức chuyên môn, trình độ nghiệp vụ.

Việc đẩy mạnh văn hóa đọc còn được thông qua hình thức tổ chức các buổi tọa đàm với nhiều chủ đề như: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện Trường Cao đẳng CSND I đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác giáo dục, đào tạo đặt ra hiện nay” (tổ chức ngày 15/10/2020), “Giải pháp phát triển nguồn học liệu và các loại hình dịch vụ thư viện đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo của Trường Cao đẳng CSND I trong thời gian tới” (tổ chức ngày 25/12/2020); chương trình khám bệnh thiện nguyện và tặng sách tại 2 xã Ninh Lai, Thiện Kế, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang… Các hoạt động trưng bày, triển lãm sách, xếp sách nghệ thuật vào các ngày lễ lớn của đất nước, kỷ niệm 55 năm ngày Thành lập trường, phục vụ buổi làm việc với đồng chí Bộ trưởng…

Đại biểu tham dự tọa đàm “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện Trường Cao đẳng CSND I đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác giáo dục, đào tạo đặt ra hiện nay”.


Đại biểu tham dự Tọa đàm“Giải pháp phát triển nguồn học liệu và các loại hình dịch vụ thư viện đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo của Trường Cao đẳng CSND I trong thời gian tới”.


Đại biểu chụp ảnh lưu niệm trong chương trình khám bệnh thiện nguyện và tặng sách tại 2 xã Ninh Lai, Thiện Kế, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Hưởng ứng “Ngày sách Việt Nam” năm nay, Trung tâm Lưu trữ và Thư viện đã phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chức triển lãm trưng bày sách; mời diễn giả là GS.TS.NGND Nguyễn Lân Dũng - Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực nói chuyện với chủ đề: “Văn hóa đọc với nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo” thu hút đông đảo cán bộ, học viên đến tham gia. Bên cạnh đó, thông qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, các cuộc thi viết trong thời gian qua như: “Cuộc thi tìm hiểu 90 năm Đảng Cộng sản Việt Nam”, cuộc thi “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025”, cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc trong Công an nhân dân năm 2021”, cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc trong Trường Cao đẳng CSND I năm 2021”… đã khuyến khích độc giả đến Thư viện tìm đọc tài liệu để viết bài.


Đại biểu và đại diện học viên chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị bạn đọc năm 2021 với chủ đề “Văn hóa đọc với nâng cao chất lượng Giáo dục – đào tạo”

Cán bộ Trung tâm Lưu trữ và Thư viện chụp ảnh lưu niệm cùng Đại biểu tại Hội nghị bạn đọc năm 2021

Những hoạt động nói trên đã góp phần xây dựng, phát triển văn hóa đọc, nâng cao trách nhiệm, nhận thức của cán bộ, học viên nhà trường về ý nghĩa to lớn của việc đọc sách cũng như vai trò của sách trong xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Tuy nhiên, trước xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, phong trào đọc sách trong CAND nói chung và Trường Cao đẳng CSND I nói riêng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: Hệ thống thư viện trong CAND đa phần là thư viện truyền thống, cơ sở vật chất, tài nguyên thông tin còn hạn chế; qua thống kê số lượng cán bộ, học viên đến thư viện, số lượt bạn đọc đến thư viện còn hạn chế; một bộ phận cán bộ, giáo viên, học viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, lười đọc sách, chưa tham gia nhiệt tình các phong trào đọc sách và phát triển văn hoá đọc; nội dung, hình thức các phong trào đọc sách và phát triển văn hoá đọc chưa thực sự phong phú, đa dạng nên đôi khi chưa thu hút đông đảo bạn đọc tham gia; cơ sở vật chất, phương tiện, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa thư viện tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay cả về quy mô, chất lượng và tính hiện đại…

Để xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong CAND thực sự hiệu quả và “xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” đạt được mục đích; đồng thời không ngừng phát triển phong trào đọc sách và văn hoá đọc tại Trường Cao đẳng CSND I, cần tập trung làm tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường tiếp tục quan tâm, chỉ đạo xây dựng phong trào đọc và phát triển văn hóa đọc là một nhiệm vụ chính trị của đơn vị; lãnh đạo phải gương mẫu đi đầu trong việc đọc sách, mỗi cán bộ chiến sĩ, nhất là đoàn viên, thanh niên, học viên phải có tinh thần ham mê học tập, tìm tòi, sáng tạo nâng cao trình độ thông qua sách báo, coi việc đọc sách thực sự trở thành thói quen hằng ngày.

Thứ hai, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo môi trường đọc thuận lợi, bổ sung nguồn tài nguyên và đa dạng hóa dịch vụ thư viện nhằm phục vụ nhu cầu của đông đảo bạn đọc; đề xuất đầu tư thư viện điện tử; mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác, liên thông giữa thư viện của Trường Cao đẳng CSND I với các thư viện khác trong và ngoài ngành Công an.

Thứ ba, đổi mới và đa dạng hoá cả về hình thức, nội dung và phương thức hoạt động cụ thể, nhằm phát triển phong trào đọc sách và văn hoá đọc; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền dưới mọi hình thức, qua đó huy động đông đảo cán bộ, giáo viên, học viên tham gia. Trong đó, cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong tổ chức các cuộc thi văn hóa đọc, tìm hiểu sách, trưng bày và giới thiệu sách, giới thiệu tác giả, tác phẩm...

Thứ tư, phát huy vai trò nòng cốt của Trung tâm Lưu trữ và Thư viện, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ phục vụ tại thư viện; chủ động tham mưu với Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường trong tổ chức các hoạt động nhằm phát triển phong trào đọc sách và văn hoá đọc với các nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực.

Thứ năm, quan tâm xây dựng, nhân rộng và kịp thời biểu dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả, có đóng góp tích cực trong phát triển phong trào đọc sách.

Để phong trào đọc sách trong CAND ngày càng phát triển, xây dựng thế hệ đọc sách tương lai là một nhiệm vụ mang ý nghĩa chiến lược nhất là trong thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội đặt ra rất nặng nề và cấp bách. Do đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an cần nâng cao trình độ chính trị mọi mặt, mà một trong những biện pháp đó là thông qua phong trào đọc sách tại các phòng đọc, thư viện. Có như vậy phong trào đọc sách mới ngày càng phát triển mạnh, góp phần tạo nên nhân cách, bản lĩnh của người chiến sĩ Công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

           Nguyễn Thị Thu - Trung tâm Lưu trữ và Thư viện    

 

 

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi