Thứ Tư, 24/4/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Chế tạo thành công cabin chở bệnh nhân COVID-19

Đây là sản phẩm được ứng dụng tại khu cách ly của các bệnh viện và thí điểm tại Trung tâm Y tế Quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) để chuyên chở các bệnh nhân nghi nhiễm COVID -19 bắt đầu từ tháng 7/2021. 

Tính ưu việt của sản phẩm là có thể vừa vận chuyển bằng xe máy điện trong khuôn viên của các bệnh viện vừa có thể tháo rời để di chuyển kéo bằng tay trong các hành lang hoặc trong thang máy.

Cận cảnh các nút điều khiển cabin chở bệnh nhân COVID-19.
Đây là sản phẩm được ứng dụng tại khu cách ly của các bệnh viện ở Đà Nẵng để chuyên chở các bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 bắt đầu từ tháng 7/2021.

Cấu tạo của sản phẩm này gồm 1 chiếc xe máy điện, 1 cabin khép kín bằng vật liệu nhôm với trọng lượng cabin 80 kg, kích thước dài 1570mm, rộng 940mm, cao 1800mm gồm có bốn bánh xe trong đó có hai bánh cố định, hai bánh tự lựa cabin được chế tạo phần khung gầm bằng vật liệu thép để đảm bảo độ cứng vững. Phần vỏ cabin được chế tạo bằng vật liệu nhôm để đảm bảo giảm bớt trọng lượng của cabin, vật liệu cách âm cách nhiệt EPS.

 

Trong cabin được lắp đặt ghế có thể ngồi hoặc lật ghế nằm được để phù hợp với mọi điều kiện bệnh lý của bệnh nhân. Các thiết bị trong cabin gồm hệ thống phun khử khuẩn, hệ thống quạt hút gió, hệ ô xy và hệ đèn chiếu sáng trong cabin để đáp ứng yêu cầu cabin giống như một buồng áp lực âm, đảm bảo không phát tán các vi khuẩn ra không khí. Phía ngoài cabin được lắp đặt các thiết bị điện như đèn báo độ cao, đèn pha, đèn phanh, đèn báo cấp cứu.

 

Cabin có thể chở được tải trọng khoảng 100kg khi kéo bằng xe máy điện và khi kéo bằng tay có thể lên đến 200kg. Chi phí để sản xuất chế tạo sản phẩm này ước tính khoảng 60 triệu đồng. Nếu sản xuất nhiều thì chi phí có thể giảm xuống, dao động khoảng 50 triệu đồng.

Cấu tạo phía trong của Cabin chở bệnh nhân COVID-19.

Sản phẩm được nghiên cứu và chế tạo bởi Thạc sĩ Đặng Xuân Thủy- Giảng viên Khoa Cơ khí, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng. Thầy cho biết, trong quá trình nghiên cứu chế tạo sản phẩm nhận được sự hỗ trợ tham gia và tư vấn của Thạc sĩ Huỳnh Bá Vang - Khoa Cơ khí giao thông và các đồng nghiệp trong khoa Cơ khí giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình chế tạo từ các thiết bị của Xưởng Cơ khí.

Đánh giá về sản phẩm, Bác sỹ Lê Văn Sỹ - Giám đốc Trung tâm Y tế Quận Liên Chiểu cho biết: “Việc sử dụng sản phẩm này đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển bệnh nhân, tránh không phát tán vi rút ra môi trường xung quanh. Trong trường hợp bệnh nhân nặng thì cabin này cũng đáp ứng trong việc cung cấp oxy cho bệnh nhân và khử khuẩn sau khi sử dụng. Mô hình này cũng có thể nhân rộng và sử dụng ở những bệnh viện có khuôn viên tương đối rộng, có đường nội bộ để di chuyển, thích hợp để chuyên chở bệnh nhân ở những đoạn đường ngắn mà khó sử dụng phương tiện ôtô”.

Nguồn: Báo CAND

Cấu tạo của sản phẩm này gồm 1 chiếc xe máy điện, 1 cabin khép kín bằng vật liệu nhôm với trọng lượng cabin 80 kg, kích thước dài 1570mm, rộng 940mm, cao 1800mm gồm có bốn bánh xe trong đó có hai bánh cố định, hai bánh tự lựa cabin được chế tạo phần khung gầm bằng vật liệu thép để đảm bảo độ cứng vững. Phần vỏ cabin được chế tạo bằng vật liệu nhôm để đảm bảo giảm bớt trọng lượng của cabin, vật liệu cách âm cách nhiệt EPS.

Trong cabin được lắp đặt ghế có thể ngồi hoặc lật ghế nằm được để phù hợp với mọi điều kiện bệnh lý của bệnh nhân. Các thiết bị trong cabin gồm hệ thống phun khử khuẩn, hệ thống quạt hút gió, hệ ô xy và hệ đèn chiếu sáng trong cabin để đáp ứng yêu cầu cabin giống như một buồng áp lực âm, đảm bảo không phát tán các vi khuẩn ra không khí. Phía ngoài cabin được lắp đặt các thiết bị điện như đèn báo độ cao, đèn pha, đèn phanh, đèn báo cấp cứu.

Cabin có thể chở được tải trọng khoảng 100kg khi kéo bằng xe máy điện và khi kéo bằng tay có thể lên đến 200kg. Chi phí để sản xuất chế tạo sản phẩm này ước tính khoảng 60 triệu đồng. Nếu sản xuất nhiều thì chi phí có thể giảm xuống, dao động khoảng 50 triệu đồng.


Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi