Thứ Sáu, 19/4/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Nâng cao chất lượng công tác thực tế của giáo viên nhà trường

Xuất phát từ mục tiêu đó, ngày 07/10/2014, Bộ Công an ban hành Thông tư số 44/2014/TT-BCA quy định về công tác thực tế của các chức danh giảng dạy, huấn luyện trong các Học viện, trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp Công an nhân dân (Thông tư số 44). Thông tư số 44 được ban hành đã đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn đặt ra trong công tác thực tế của giáo viên, quy định rõ về thời gian đi thực tế, địa bàn cụ thể, trách nhiệm của Công an đơn vị, địa phương nơi giáo viên đến thực tế. Qua đó, giúp giáo viên chủ động sắp xếp thời gian, xây dựng kế hoạch đi thực tế đảm bảo hiệu quả, phù hợp với đặc thù chuyên môn của từng lĩnh vực giảng dạy của giáo viên, đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu đặt ra.


Chương trình làm việc tại Công an tỉnh Hòa Bình

Trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát sao các đơn vị chức năng tham mưu, đề xuất tổ chức công tác thực tế cho giáo viên đảm bảo hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo của nhà trường. Từ năm 2015 đến nay, nhà trường đã cử gần 1000 lượt giáo viên đi thực tế với thời gian thực tế từ 1,5 đến 03 tháng, trong đó năm học 2021 - 2022 đạt gần 150 lượt. Với sự quan tâm, tạo điều kiện của đơn vị nơi giáo viên đến thực tế, hoạt động thực tế của giáo viên đã cơ bản thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra, giáo viên đi thực tế không chỉ được nghiên cứu, cập nhật kiến thức thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm công tác mà còn được rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp qua thực tiễn công tác, chiến đấu, qua đó vận dụng hiệu quả trong công tác giảng dạy, gắn lý luận với thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Hoạt động thực tế của giáo viên còn góp phần tạo dựng, gắn kết và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường với đơn vị nơi giáo viên đến thực tế.

Địa bàn thực tế của giáo viên đa dạng, phù hợp với đặc thù chuyên môn của từng lĩnh vực giảng dạy, ở nhiều đơn vị khác nhau cả trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân, như: Các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an; các Bộ Tư lệnh; các phòng nghiệp vụ của Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các đội nghiệp vụ thuộc Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Bên cạnh đó, còn có Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội...


Chương trình làm việc tại Công an tỉnh Cao Bằng

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực tế của giáo viên trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, khó khăn: Thời gian đăng ký thực tế của một số giáo viên ngắn nên Công an đơn vị, địa phương chưa mạnh dạn giao nhiệm vụ cho giáo viên; công tác kiểm tra giáo viên đi thực tế chưa được thực hiện thường xuyên …

Để nâng cao chất lượng công tác thực tế của giáo viên, thời gian tới nhà trường cần thực hiện tốt một số nội dung sau đây:

Một là, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường tiếp tục quan tâm và chỉ đạo sát sao các đơn vị chức năng tham mưu, đề xuất tổ chức công tác thực tế cho giáo viên đảm bảo hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo của nhà trường. Cấp ủy, Lãnh đạo các đơn vị thường xuyên phổ biến, quán triệt giáo viên thực hiện và chấp hành tốt các quy định về công tác thực tế, đảm bảo đúng tiến độ đăng ký; nâng cao nhận thức cho giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thực tế; giáo viên tích cực, chủ động hoàn thành các nội dung thực tế khi về địa phương; nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, kỹ năng xử lý thông tin và kịp thời cập nhập kiến thức thực tiễn vào công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Hai là, hằng năm nhà trường cần triển khai xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác thực tế của giáo viên đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và nhu cầu đăng ký đi thực tế của giáo viên. Trong đó, thể hiện rõ số lượng, địa bàn, thời gian giáo viên đăng ký đi thực tế. Đây là cơ sở quan trọng để nhà trường chủ động trong xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung phối hợp với Công an các đơn vị địa phương trong việc cử giáo viên đi thực tế. Trên cơ sở danh sách giáo viên đăng ký đi thực tế, nhà trường trao đổi với Công an các đơn vị, địa phương bằng văn bản để thống nhất thời gian, địa bàn và nội dung đi thực tế của giáo viên. Công an các đơn vị, địa phương sau khi nhận được đề nghị của nhà trường, cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của đơn vị để trao đổi lại qua đó thống nhất với nhà trường trong công tác thực tế của giáo viên.

Ba là, giữa nhà trường và đơn vị giáo viên đến thực tế cần thường xuyên trao đổi thông tin về công tác thực tế của giáo viên trên cơ sở các quy định của Thông tư số 44. Nội dung trao đổi không chỉ liên quan đến việc tiếp nhận, phân công, giao nhiệm vụ cho giáo viên đến thực tế, mà còn bao gồm cả công tác quản lý giáo viên, kết quả công tác của giáo viên trong thời gian đến thực tế. Việc trao đổi cần thông qua văn bản theo thời gian quy định, như: Trao đổi về việc tiếp nhận, phân công, giao nhiệm vụ; trao đổi về kết quả công tác thực tế, những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong tổ chức cho giáo viên đi thực tế khi giáo viên kết thúc đợt thực tế.

Bốn là, sau khi giáo viên hoàn thành công tác thực tế, nhà trường và các Khoa liên quan cần tổ chức tổng kết công tác thực tế cho giáo viên một cách nghiêm túc, kịp thời, có sự tham gia của các giáo viên trong Khoa, đại diện Ban Giám hiệu và phòng Quản lý đào tạo, đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế của giáo viên trong quá trình thực tế, từ đó đưa ra phương hướng để giáo viên tiếp thu, khắc phục cho những lần đi thực tế tiếp theo, đồng thời, giúp giáo viên trong Khoa học tập, rút kinh nghiệm, vận dụng được nhiều kết quả từ công tác thực tế phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Năm là, nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra giáo viên trong quá trình đi thực tế; kiểm tra việc chấp hành các quy định của giáo viên tại địa phương, việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu, nội dung thực tế, kịp thời nắm bắt những khó khăn, bất cập của giáo viên để có đề xuất khắc phục, giải quyết, góp phần giúp giáo viên hoàn thành kế hoạch thực tế.

Sáu là, hằng năm nhà trường cần tiến hành sơ kết, tổng kết công tác thực tế của giáo viên với sự tham gia của Công an các đơn vị, địa phương có giáo viên đến thực tế. Qua đó đánh giá cụ thể những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục và quan hệ phối hợp giữa nhà trường với Công an các đơn vị, địa phương, đồng thời đề xuất giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả tổ chức công tác thực tế của giáo viên trong những năm học tiếp theo./.

Đại úy Nguyễn Ngọc Tiến - Phòng QLĐT

Biên tập: Phương Thảo - Phòng HCTH

 

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi