Thứ Sáu, 22/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống bọ xít hút máu

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, để tránh bị bọ xít hút máu đốt, người dân nên thường xuyên vệ sinh nơi ở, sinh hoạt, đặc biệt là những nơi ẩm thấp; loại bỏ những vật dụng mủn, mục (củi mục, vải mục, rác thải) không sử dụng.

* Diệt bọ xít hút máu: Phun thuốc muỗi không có tác dụng

Người dân cũng nên thường xuyên nằm ngủ màn, giắt màn cẩn thận để bọ xít không chui vào.

Nếu bị bọ xít đốt, nên rửa ngay bằng xà phòng, không gãi tại vết đốt. Nếu vết đốt sưng, phù nề cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị chống dị ứng và nhiễm trùng.

Khi đốt, bọ xít hút máu tiết ra một loại chất gây tê nên chúng ta không cảm nhận
được gì. (Ảnh: Tienphong)

Theo Cục Y tế dự phòng, bọ xít hút máu là loài côn trùng đã được phát hiện nhiều năm tại Việt Nam và ghi nhận ở nhiều địa phương trên cả nước. Người bị bọ xít đốt có thể bị sưng, ngứa tại chỗ đốt, một số trường hợp có thể bị bội nhiễm gây viêm da. Hiện nay, chưa phát hiện bọ xít hút máu truyền bệnh sang người,

Theo các chuyên gia, hiện đang bắt đầu vào mùa sinh sản của bọ xít hút máu (từ tháng năm đến tháng chín). Các con bay vào nhà mà các gia đình bắt được chủ yếu là con trưởng thành. Đây là con cái đi hút máu tạo ổ mới và đẻ trứng rất nhiều. Loài này chủ yếu thích đốt gà và chuột nhưng nếu nhà không có gà và chuột nó sẽ tấn công hút máu người.

Hiện nay, bọ xít hút máu không những chỉ xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm mà còn xuất hiện ở các khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi.

Bọ xít hút máu thường sống ở giường, đệm, tủ, khe nứt, trên trần nhà, dưới đống củi..., chúng có thể làm ổ ở trong hoặc ngoài nhà. Ban ngày bọ xít hút máu thường trốn vào các khe tối như khe giường, khe tủ... đêm đến mới hoạt động, nên con người thường không biết sự có mặt của chúng.

Biên tập: Hồng Thắm,  Trung tâm TTKH & TLGK

Trích nguồn: Báo Nhân dân.com.vn

Gửi cho bạn bè