Các bộ phận của cây quất như: quả, lá, rễ, hạt, vỏ quất…đều được sử dụng để làm thuốc.
Theo Đông y, trái quất vị chua ngọt, tính ấm. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, hạt và rễ quất vị chua cay, tính ấm. Các bộ phận của cây quất như: quả, lá, rễ, hạt, vỏ quất…đều được sử dụng để làm thuốc.
Từ trái quất nhỏ bé người ta cũng có thể dùng để làm gia vị cho món ăn hoặc làm thành thứ nước giải khát rất hấp dẫn trong những ngày nắng nóng.
Các bộ phận của cây quất như: quả, lá, rễ, hạt, vỏ quất…
đều được sử dụng để làm thuốc.
Chữa bụng đầy trướng, đại tiện khó khăn
Nguyên liệu: Quả quất 50gr.
Cách làm: Cho quất vào nồi để sắc từ 20 đến 30 phút (cho nhỏ lửa)
Cách dùng: Dùng hỗn hợp đã sắc được để uống trong ngày.
Chữa đau dạ dày, nấc, ợ hơi, chán ăn
Nguyên liệu: Quả quất: 500gr; Đường kính trắng.
Cách làm: Thái quất thành nhiều lát nhỏ sau đó trộn chung với 500gr đường trắng. Cho hỗn hợp đường, quất vào lọ kín trong 2 tuần.
Cách dùng: Hòa 25gr nước quất cốt với nước ấm, chia hỗn hợp nước để uống thành nhiều lần trong ngày.
Chữa ho, viêm họng, khàn tiếng
Nguyên liệu:
- Quả quất 500gr
- Đường phèn 330gr
- Lọ thủy tinh rửa sạch, tráng qua nước sôi rồi lau thật khô.
Cách làm:
- Quất rửa sạch, để ra rổ cho ráo nước sau đó cắt làm đôi, bỏ hết hạt rồi cho vào nồi, cho đường phèn vào chung với quất rồi để lên bếp đun lửa nhỏ khoảng 45 phút là được.
- Sau đó để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh đậy kín lại, bảo quản trong tủ lạnh hay nơi thoáng mát trong nhà dùng dần.
Cách dùng:
Nếu bị ho hay viêm họng, khan tiếng, bạn có thể ngậm vài miếng quất chưng, nước cốt có thể pha làm nước uống giải khát dạng nóng hay lạnh đều ngon.
Chữa đau họng, đau răng
Nguyên liệu: Quả quất 500gr.
Cách làm: Quả quất thái thành nhiều lát nhỏ sau đó mang phơi khô rồi đem quất đã phơi khô cho vào lọ thủy tinh đậy kín để từ 1 tháng trở lên.
Cách dùng: Dùng 25gr nước cốt quất hòa với nước ấm. Chia lượng nước trên thành 2 – 3 lần dùng để uống trong ngày.
Trích nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại Online Biên tập: Mai Loan, Trung tâm TTKH&TLGK