Thứ Hai, 2/12/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Thực hiện đầy đủ quyền hạn của Viện KSND, sẽ không xảy ra oan, sai hay bỏ lọt tội phạm

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nêu trên, Luật TCVKSND năm 2014 đã quy định cụ thể các công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân (Viện KSND).

 

Theo đó, Điều 12, 13 Luật TCVKSND quy định: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn đó, tại khoản 3, 4 Điều 12 Luật TCVKSND đã quy định về quyền hạn của Viện KSND: 3. Khi cần thiết đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thực hiện.4. Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưng không được khắc phục”.

 

Điều 14, 15 Luật TCVKSND quy định: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố và khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn đó, tại khoản 7, 8 Điều 14 Luật TCVKSND đã quy định quyền hạn của Viện KSND:7. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện việc điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. 8. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưng không được khắc phục”.

 

Điều 16, 17 Luật TCVKSND quy định: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn đó, tại khoản 2, 3 Điều 16 Luật TCVKSND đã quy định quyền hạn của Viện KSND: “2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết.3. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra.

 

Điều 18, 19 Luật TCVKSND quy định: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn đó, tại khoản 2, 3 Điều 16 Luật TCVKSND đã quy định quyền hạn của Viện KSND: “2. Xét hỏi, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa.3. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội”.

 

Qua đó cho thấy,trên cơ sở chức năng của Viện KSND, Luật đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện KSND ngay từ khi mới tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Luật đã quy định Viện KSND thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Khi cần thiết Viện KSND đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thực hiện. Trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện KSND đã yêu cầu nhưng cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không khắc phục thì Viện KSND trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trước khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt khẩn cấp… Luật quy định Viện KSND có quyền đề ra yêu cầu điều tra hoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trong giai đoạn truy tố Luật quy định Viện KSND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan hoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tốđó là điều kiện thuận lợi cho Viện KSND trong từng giai đoạn tiến hành tố tụng, nhằm tránh oan, sai hay bỏ lọt tội phạm. Khi Viện KSND đã trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ở từng giai đoạn tiến hành tố tụng thì rất dễ phát hiện những vi phạm, thiếu sót dẫn đến oan, sai hay bỏ lọt tội phạm để kịp thời khắc phục.

 

Muốn tránh được oan, sai hay bỏ lọt tội phạm, ngoài việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật TCVKSND năm 2014, Kiểm sát viên được phân công còn phải thực hiện nghiêm Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Về việc tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, kiên quyết không bỏ lọt tội phạm, không để xảy ra oan, sai. Nếu Kiểm sát viên gắn công tố với hoạt động điều tra, đồng thời thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn Luật định trong từng giai đoạn tiến hành tố tụng và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà Nghị quyết số 96/2015/QH13 ngày 26/6/2015 của Quốc Hội: Về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự và Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 10/7/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Về tăng cường các biện pháp phòng chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự thì việc bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội sẽ không thể xảy ra.

 

Muốn phòng, chống oan, sai hay bỏ lọt tội phạm, thì mỗi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện KSND phải tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ, ra sức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm mỗi cán bộ, Kiểm sát viên Viện KSND phải: “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”, để mỗi tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố hay mỗi vụ án hình sự được phân công kiểm sát, Kiểm sát viên phải luật hóa. Có như thế, sẽ không còn xảy ra oan, sai, hay bỏ lọt tội phạm, tránh được sự bất bình do bị oan, sai và tránh được sự tiêu cực của Điều tra viên, cán bộ được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra để bỏ lọt tội phạm, nhằm xử lý vụ việc đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, góp phần giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, đem lại lòng tin cho nhân nhân. Từ đó, Viện KSND luôn là địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân.

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi