Thứ Hai, 25/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Ngày Chống hàng giả, hàng nhái 29-11: Chống hàng giả trong thời đại công nghệ số

Sau khi Chính phủ chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trở lại bình thường thì tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng với phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn.

Các mặt hàng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chủ yếu là hàng tiêu dùng, thiết yếu như xăng dầu, khoáng sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp, sản phẩm và nguyên liệu sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế, sản phẩm và nguyên liệu may mặc, linh kiện điện tử, điện thoại di động, ....

Hướng dẫn quy trình chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu bằng công nghệ số cho các doanh nghiệp.

Vấn đề chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp cũng như quyền lợi của người tiêu dùng, cần có những biện pháp mạnh hơn nữa, nhất là trong thời đại công nghệ số, chuyển đổi số.

Một trong những giải pháp đó là “Ngân hàng dữ liệu các sản phẩm thương mại đang lưu hành ở Việt Nam” của Trung tâm Tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP) trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. PCCP đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ khoa học tâm huyết miệt mài nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ để cho ra đời hệ thống mã QRcode tiên tiến hàng đầu hiện nay.

Công nghệ này giúp phân biệt hàng giả, hàng nhái, giúp các doanh nghiệp bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu của mình.

Đặc biệt hơn, PCCP còn xây dựng hệ thống ngân hàng dữ liệu, lưu giữ mẫu vật phẩm làm đối chứng cho các nhà sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa để giải quyết tranh chấp thương mại trong nước và quốc tế…

Việc xây dựng“Ngân hàng dữ liệu các sản phẩm thương mại đang lưu hành ở Việt Nam” nhằm tạo ra một hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ công tác quản lý hoạt động thương mại một cách nhanh chóng, thuận tiện và thống nhất; giúp cho sự phát triển và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp được thuận lợi; đồng thời nâng cao kiến thức và kỹ năng của người tiêu dùng đối với hoạt động này.

Ngân hàng dữ liệu các sản phẩm thương mại ra đời sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đối với cơ quan quản lý, dễ dàng theo dõi được lịch sử thay đổi của sản phẩm và hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian, nhanh chóng tương tác hai chiều để cập nhật thông tin, giúp kiểm soát chất lượng, tình trạng phân phối và lưu hành sản phẩm, hỗ trợ quản lý giá sản phẩm một cách nhanh nhất và hiệu quả.

Đối với doanh nghiệp, giúp cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm và thương hiệu của các doanh nghiệp được thuận lợi. Đồng thời, giải quyết triệt để được các tranh chấp về thương mại nếu có tình huống xảy ra.

Đối với người tiêu dùng, ngân hàng dữ liệu sẽ giúp cho người tiêu dùng truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ nhất về tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp đang lưu hành tại Việt Nam, hỗ trợ kiến thức sử dụng, tra cứu thông tin chính xác về nguồn gốc của sản phẩm, tra cứu giá sản phẩm, tra cứu hệ thống đại lý chính thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp…

Để thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với chương trình Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu của PCCP, trong năm 2023 Trung tâm Tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu đặt ra mục tiêu sẽ thành lập văn phòng đại diện ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Các doanh nghiệp sẽ được tư vấn hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý nhanh gọn, đơn giản nhất để bảo vệ thương hiệu, từ đó an tâm trong quá trình phát triển kinh doanh; đồng thời góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.

Nguồn: Báo ANTĐ

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi