Chủ Nhật, 22/12/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI

Câu 1: Ý nghĩa nhân văn của Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em được thể hiện như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Ý nghĩa nhân văn của Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em được thể hiện thông qua các nội dung cơ bản sau (Học viên phân tích, luận giải rõ từng ý nghĩa, có dẫn chứng cụ thể)

- Thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.

- Công ước Liên hợp quốc là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển toàn diện, giúp cho trẻ em được sống trong hạnh phúc, ấm no.

- Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền trẻ em.

Câu 2: Các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng được quy định như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Học viên nêu, phân tích, dẫn chứng được các nội dung sau:

1. Các quy định trong Luật trẻ em năm 2016

- Các yêu cầu bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng (Điều 70 Luật Trẻ em năm 2016).

- Các biện pháp bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, trẻ em là người làm chứng (Điều 71 Luật Trẻ em năm 2016). 

Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em (Điều 72 Luật Trẻ em năm 2016).

- Phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em vi phạm pháp luật (Điều 73 Luật Trẻ em năm 2016)

 

2. Các quy định trong Bộ luật TTHS năm 2015. 

Chương XXVIII (từ Điều 413 đến Điều 430) Bộ luật TTHS năm 2015 quy định về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.

 

3. Các quy định trong Luật xử lý Vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020. 

Trong Luật xử lý Vi phạm hành chính năm 2012 có quy định một Phần riêng đó là Phần thứ năm: “Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính” bao gồm 2 chương:

Chương 1 là “Quy định chung về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên”.

Chương 2 là “Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên”.

 

Câu 3: Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em trên môi trường mạng được pháp luật quy định như thế nào?  

Gợi ý trả lời:

Học viên nêu và phân tích, luận giải rõ các nội dung:

Theo các quy định tại Nghị định 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, thì trẻ em cần được bảo vệ trên môi trường mạng. Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em trên môi trường mạng được quy định tại nghị định này cụ thể như sau:

1. Bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em (Điều 33)

2. Truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (Điều 34)

3. Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng (Điều 35)

4. Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng (Điều 36)

5. Các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng (Điều 37)

 

Câu 4: Nêu những hành vi bạo lực gia đình bị pháp luật nghiêm cấm? Nhà nước có những chính sách gì để phòng, chống bạo lực gia đình?

Gợi ý trả lời:

1. Những hành vi bạo lực gia đình bị pháp luật nghiêm cấm:

Học viên phải nêu và phân tích, luận giải được các quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

2. Những chính sách của nhà nước để phòng, chống bạo lực gia đình:

Học viên phải nêu và phân tích, luận giải được các quy định tại Điều 6 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007

 

Câu 5. Trách nhiệm của cơ quan Công an trong phòng, chống bạo lực gia đình? Việc xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

Gợi ý trả lời: Học viên nêu và phân tích, luận giải được các nội dung quy định tại Điều 41, Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

 

Câu 6. Nêu các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường và các biện pháp để hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường?

Gợi ý trả lời:

Học viên nêu và phân tích, luận giải được các nội dung : 

- Các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 17/7/2017 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

- Các biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 17/7/2017 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

 

Câu 7. Bộ Công an có trách nhiệm gì để bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường?

Gợi ý trả lời:

Học viên nêu và phân tích, luận giải được các nội dung: 

- Vị trí, chức năng của Công an nhân dân theo quy định tại Luật Công an nhân dân năm 2018.

- Vai trò của Bộ Công an trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường quy định tại Điều 10, Nghị định 80/2017/NĐ-CP.

- Để thực hiện nội dung trên cần làm tốt các biện pháp cụ thể sau:

+ Giáo dục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

+ Tích hợp nội dung giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong chương trình dạy học chính khóa và tăng cường các hoạt động ngoại khóa.

+ Kiểm tra, giám sát, xử lý những biểu hiện phức tạp về an ninh trật tự, gây tác động xấu đến học sinh.

+ Tổ chức ký kết các chương trình phối hợp với ngành Công an, Lao động, Tư pháp, Văn hóa, huyện Đoàn...

+ Các cơ sở giáo dục phối hợp với Công an các cấp cần thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động ngoại khoá để phòng tránh vi phạm pháp luật.

+ Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và lực lượng Công an trong giải quyết tốt các vụ việc bạo lực học đường và vi phạm pháp luật trong các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, vừa răn đe, vừa giáo dục, tạo môi trường học tập, giảng dạy lành mạnh của học sinh và giáo viên.

+ Chú trọng phối hợp trao đổi thông tin, phát huy hiệu quả các kênh thông tin, đường dây nóng tiếp nhận phản ánh tình hình bạo lực học đường và vi phạm pháp luật trong các cơ sở giáo dục của quần chúng nhân dân.

+ Công an các cấp và ngành Giáo dục thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành tại các địa phương, cơ sở giáo dục xảy ra nhiều bạo lực học đường và vi phạm pháp pháp luật; đồng thời phối hợp tổ chức giao ban, sơ, tổng kết các chuyên đề nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, thống nhất đề ra các giải pháp thiết thực nhằm phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả bạo lực học đường và vi phạm pháp luật trong các cơ sở giáo dục.

 

Câu 8: Thế nào là môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện? Các cơ sở giáo dục cần phải tiến hành những hoạt động gì để bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện?

Gợi ý trả lời:

Học viên nêu và phân tích, luận giải được các nội dung:

- Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện được quy định tại Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính Phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. 

- Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện được quy định tại Điều 5 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính Phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

 

Câu 9. Trình bày các nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội? Để phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội cần thực hiện những giải pháp gì?

Gợi ý trả lời:

Học viên nêu và phân tích, luận giải được các nội dung:

1. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Điều 91, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

2. Giải pháp phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội:  

Tuyên truyền pháp luật sâu rộng đến người dân (tăng cường ở các vùng sâu vùng xa, nông thôn, miền núi), đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên. 

Mỗi gia đình phải nêu cao trách nhiệm đối với con cái để tránh tình trạng hụt hẫng, buông lõng, thiếu sự quản lý, giáo dục, chăm sóc của cha mẹ dẫn đến con cái mất phương hướng, lang thang và phạm tội. 

- Nhà nước cần tăng cường quản lý chặt chẽ các lĩnh vực nhạy cảm như văn hóa, công nghệ thông tin (Internet)... Đối với trường học, tùy theo ngành nghề đào tạo, đặc điểm học sinh, đặc điểm ngành nghề các em được đào tạo, cần có nhưng chính sách, chương trình giáo dục phù hợp để học sinh hiểu và tôn trọng pháp luật.

- Củng cố và nâng cao mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và các cơ quan chức năng như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án trong phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội.

- Đối với lực lượng Công an nhân dân: Cần chủ động thực hiện mối quan hệ phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong:

+ Nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện cơ sở pháp lý

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức

+ Xây dựng và hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật trong các nhà trường phổ thông cũng như trong các trường chuyên nghiệp. 

- Quản lý giáo dục người chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự nói riêng. 

Tổ chức cho người chưa thành niên tham gia tích cực vào các hoạt động bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với độ tuổi môi trường sống của các em. 

- Tiến hành các biện pháp làm trong sạch địa bàn dân cư, tạo môi trường trong lành cho sự phát triển nhân cách của những người chưa thành niên. 

Làm tốt công tác dự báo về tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự, để có cơ sở tham mưu cũng như xây dựng kế hoạch phòng ngừa sát hợp từng thời điểm, địa bàn, đối tượng.

 

Câu 10. Là học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I đồng chí phải làm gì để góp phần bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật?

Gợi ý trả lời:

Học viên tự nghiên cứu trả lời câu hỏi.

 

Nguồn: Khoa Luật

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi