Thứ Ba, 21/5/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
  • Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi hy sinh

    Ngày 10/10/2014, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 133 - HD/BTGTW về Tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi hy sinh (15/10/1964 - 15/10/2014), như sau:

  • Cương lĩnh 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam với xu thế thời đại

    Từ khi ra đời (năm 1930) đến nay, gần 3/4 thế kỷ qua, Đảng ta đã lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng Việt Nam với ba Cương lĩnh chính trị. Mỗi Cương lĩnh đều có vai trò lịch sử trọng đại đối với vận mệnh của dân tộc ta.

  • Kỹ năng đọc sách nhanh và hiệu quả

    Để tích lũy được kho báu học thức, không cách gì hay hơn là chúng ta phải không ngừng học tập, nghiên cứu và một trong các biện pháp quan trọng là thông qua việc đọc sách. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc học tập các kỹ năng đọc nhằm giúp hoạt động tự học đạt kết quả cao là một việc vô cùng quan trọng, đặc biệt khi bạn cảm thấy có nhiều tài liệu, giáo trình, sách tham khảo cần phải đọc nhưng quỹ thời gian lại quá eo hẹp bởi nhiều hoạt động phong trào khác như văn nghệ, thể thao, võ thuật, điều lệnh…Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp độc giả nâng cao kỹ năng đọc của mình. Tác giả Mai Thị Hương, Trung tâm TTKH và TLGK Trường Cao đẳng CSND I trân trọng giới thiệu cùng độc giả một số kỹ năng đọc sách nhanh và hiệu quả:

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ

    “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Đó là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc bất hủ. Lời căn dặn của Người có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế đang đặt lên vai thanh niên những trách nhiệm lớn lao.

  • Công nghệ thông tin không thể thay giáo án truyền thống

    Bên cạnh những giờ học hiệu quả, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều trăn trở. Trung tâm TTKH&TLGK trân trọng giới thiệu một số kinh nghiệm của TS Phan Thị Luyến, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác giảng dạy đăng tải trên Báo giáo dục thời đại để độc giả cùng tham khảo.

  • Hồ Chí Minh - tên Người là cả một niềm thơ

    Không chỉ riêng nhà thơ Cu-ba Phê-lích Pi-ta Rô-đri-ghết mới cảm nhận như thế. Cả thế giới đều nhìn thấy ở Bác Hồ kính yêu của chúng ta một biểu tượng chói ngời của tinh thần độc lập dân tộc, một đỉnh cao văn hóa. Những ngày tháng 9-1969, mặc dù Việt Nam đang có chiến tranh, giữa hai phe TBCN và XHCN đang có cuộc đối đầu quyết liệt, cả thế giới đã nghiêng mình tiễn đưa và dành những lời tốt đẹp nhất để ca ngợi một con người kiệt xuất, vượt cao hơn cả mọi sự kiện và trào lưu hiện tại.

  • Đẩy mạnh phổ biến sâu rộng Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay

    Trong những năm gần đây, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh (sau đây gọi tắt QP-AN) cho các cơ quan, tổ chức, công dân Việt nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ ta rất coi trọng. Các cơ quan chức năng của Chính phủ, nhất là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục QP-AN; lập quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục QP-AN trong phạm vi cả nước; xây dựng chương trình, giáo trình giáo dục QP-AN trong hệ thống các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị- xã hội, doanh nghiệp … phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng với tình hình thực tế yêu cầu của đất nước.

  • Tìm hiểu học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm trong khoa học luật hình sự

    Tiếp theo bài viết “Tìm hiểu thêm về học thuyết trách nhiệm thay thế trong khoa học luật hình sự” được đăng tải trên chuyên mục “Nghiên cứu – trao đổi” Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, trong bài viết này tác giả xin tổng hợp, phân tích và giới thiệu đến đọc giả về một trong những học thuyết nền tảng khi xác định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đó là “Học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm” (identification liability) để bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong khoa học pháp lý hiện nay.

  • Tìm hiểu thêm về học thuyết trách nhiệm thay thế trong khoa học luật hình sự

    Theo quan niệm và luận giải của khoa học luật hình sự truyền thống cũng như pháp luật hiện hành của một số quốc gia trên thế giới thì cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm. Nói cách khác, cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi cấu thành tội phạm của một chủ thể nhất định – đáp ứng các yêu cầu chủ thể của pháp luật hình sự. Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định được hành vi phạm tội và yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi đó. Quan điểm tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan đã được thừa nhận chung trong lý thuyết truyền thống về tội phạm. Điều này hoàn toàn đúng khi trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với thể nhân (một con người cụ thể).

  • Đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật

    Tháng 5/2014, lần đầu tiên một kế hoạch  theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý liên ngành là an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè được Bộ Tư pháp ban hành. Tại sao lại chọn lĩnh vực an toàn thực phẩm và tại sao lại cần liên ngành phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực này?

  • Việt Nam có đủ chứng cứ pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

    Những ngày gần đây, dư luận và người dân đang rất quan tâm tới cuốn sách mới được ra mắt mang tên “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông” do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm sưu tầm, thực hiện và phát hành. Phóng viên ANTĐ Cuối tuần đã có dịp trao đổi với PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh - Chuyên gia Nghiên cứu cao cấp; Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thành viên Ban biên tập cuốn sách… để hiểu rõ hơn về cuốn sách lịch sử này.

  • Thất bại của Trung Quốc ở Biển Đông là bị thế giới cô lập

    Hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông của Trung Quốc vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận quốc tế, và thái độ bất hợp tác của Bắc Kinh đã bị dư luận thế giới chỉ trích và ngày càng khiến quốc gia này rơi vào thế bị cô lập.

  • Mọi hình thức xuyên tạc về tình hình biển Đông của Trung Quốc đều bị lên án

    Không bị lừa phỉnh bằng những luận điệu xuyên tạc hoặc những lời lẽ hoa mỹ nhằm “ru ngủ” người nghe, cộng đồng quốc tế ngày càng nhận rõ chân tướng sự việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và cả những hành vi sai trái, vô nhân đạo khác như chủ động tấn công, đâm chìm tàu Việt Nam… Những bài báo được đăng tải trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng cùng các bài phân tích cặn kẽ của nhiều học giả nổi tiếng thế giới đã cho thấy một điều, Trung Quốc đang tự bôi xấu hình ảnh và cô lập mình bằng những hành động phạm pháp và thói hành xử không phải của một “cường quốc đang trỗi dậy”.

  • Cộng đồng quốc tế không tin khi Trung Quốc chỉ nói hòa bình suông

    Việc làm của Trung Quốc ở biển Đông thời gian qua, nhất là vụ việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã làm xấu đi hình ảnh của nước này. Cộng đồng quốc tế không thể tin được lời nói suông về chính sách ngoại giao hòa bình của Trung Quốc.

  • Trung Quốc sai lầm khi bộc lộ dã tâm quá sớm

    Biển Đông tiếp tục là chủ đề được báo chí Mỹ tích cực phản ánh trong những ngày qua.Trên tạp chí National Interests (Mỹ) có bài phân tích viết: Năm 2014, cạnh tranh chiến lược ở châu Á trở nên nóng bỏng. Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; cùng lúc phái các tàu ngăn cản đường tiếp tế của Philippines tại bãi cạn tranh chấp giữa hai bên, không chấp nhận việc Manila khởi kiện ra Tòa án quốc tế. Trên hướng bắc, máy bay chiến đấu của Nhật Bản, Trung Quốc chút nữa đã có va chạm tại vùng nhận diện phòng không chồng lấn, trong khi Nga và Trung Quốc có các cuộc tập trận ngay ở biển Hoa Đông.