Thứ Bảy, 28/12/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Nâng cao năng lực thực tiễn của đội ngũ giáo viên Khoa Luật, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo

Đồng chí Đại tá, TS Phạm Tuấn Hiệp, Phó Hiệu trưởng và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại tọa đàm khoa học “Nâng cao năng lực thực tiễn của đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn pháp luật tại trường Cao đẳng CSND I”

Năng lực thực tiễn của đội ngũ giáo viên bao gồm kỹ năng nhận định và giải quyết chính xác các tình huống pháp lý; khả năng tư vấn pháp lý cho các đối tượng khác nhau đảm bảo đáp ứng các yêu cầu chính trị và nghiệp vụ đặt ra; có phương pháp giảng dạy linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo cho học viên có thể hiểu nội dung bài giảng và áp dụng giải quyết đúng đắn tình huống pháp lý phát sinh; có kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý; có kiến ​​thức và kỹ năng công nghệ thông tin đảm bảo sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng, phần mềm phục vụ công tác giảng dạy, các thiết bị hỗ trợ giảng dạy các môn pháp luật... Năng lực thực tiễn của đội ngũ giáo viên Khoa Luật được hình thành, hoàn thiện qua thực tiễn công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp tham gia giải quyết các tình huống cụ thể xảy ra trong thực tiễn.

Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ giáo viên; những năm qua cấp uỷ, lãnh đạo Khoa Luật luôn quan tâm đến công tác nâng cao năng lực thực tiễn của đội ngũ giáo viên Khoa Luật, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần gắn lý luận với thực tiễn giảng dạy pháp luật, từ đó đưa pháp luật đi vào cuộc sống. Việc nâng cao năng lực thực tiễn của đội ngũ giáo viên Khoa Luật thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng trên các mặt: Cử giáo đi thực tế tại Công an các đơn vị, địa phương, Viện Kiểm sát, Toà án các cấp…; quan tâm thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về phương pháp sư phạm, kỹ năng giảng dạy và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin…

Khoa Luật phối hợp Công an huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng tổ chức Tọa đàm công tác Công an tại địa bàn cơ sở.

Thời gian tới, để tiếp tục nâng cao năng lực thực tiễn của đội ngũ giáo viên Khoa Luật, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu bảo đảm ANTT tại địa bàn cơ sở, cần quan tâm thực hiện có hiệu quả một số nội dung sau:

Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu và cấp uỷ, lãnh đạo Khoa Luật trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ giáo viên Khoa Luật. Thường xuyên quan tâm đến công tác nâng cao năng lực thực tiễn của đội ngũ giáo viên; quan tâm và tạo điều kiện bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên Khoa Luật trở thành các chuyên gia, các nhà nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực pháp lý; hàng năm ban hành các nghị quyết chuyên đề về công tác này và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc; định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết để đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế bất cập và đề xuất giải pháp khắc phục.

Hai là, tiếp tục quan tâm và thực hiện có hiệu quả hoạt động thực tế của giáo viên. Thông qua hoạt động thực tế giúp giáo viên tích luỹ, trau dồi kinh nghiệm thực tiễn và từng bước hình thành và hoàn thiện kỹ năng giải quyết các tình huống pháp lý. Để hoạt động thực tế của đội ngũ giáo viên thực sự đạt hiệu quả cao, Nhà trường và Khoa Luật cần nghiên cứu và triển khai hoạt động ký kết các quy chế phối hợp, thực hiện kết nghĩa với các đơn vị thực tiễn nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị trong thực hiện hoạt động thực tiễn cũng như biên soạn giáo trình, tài liệu và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học…

Ba là, tiếp tục quan tâm và thực hiện có hiệu quả hoạt động thực tế của giáo viên. Thông qua hoạt động thực tế giúp giáo viên tích luỹ, trau dồi kinh nghiệm thực tiễn và từng bước hình thành và hoàn thiện kỹ năng giải quyết các tình huống pháp lý. Để hoạt động thực tế của đội ngũ giáo viên thực sự đạt hiệu quả cao, Nhà trường và Khoa Luật cần nghiên cứu và triển khai hoạt động ký kết các quy chế phối hợp, thực hiện kết nghĩa với các đơn vị thực tiễn nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị trong thực hiện hoạt động thực tiễn cũng như biên soạn giáo trình, tài liệu và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học…

Bốn là, để nâng cao năng lực thực tiễn của đội ngũ giáo viên Khoa Luật, cần tiếp tục động viên, khuyến khích giáo viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học dưới dạng các đề tài, chuyên đề lý luận, bài viết khoa học, trong đó tập trung làm rõ các vấn đề pháp lý, tổng kết thực tiễn, tổng kết các chuyên đề, chuyên án... Cùng với đó, cần quan tâm tổ chức các hội thảo, hội nghị, toạ đàm khoa học về các lĩnh vực, chủ đề nâng xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, trong đó có nâng cao năng lực thực tiễn… qua đó tổng kết, đánh giá, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong thời gian tới.

Năm là, đổi mới phương pháp giảng dạy các môn pháp luật theo hướng kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết với tăng cường xử lý các tình huống bài tập, qua đó từng bước hình thành kỹ năng nhận định và giải quyết các tình huống pháp lý cho học viên.

Sáu là, phát huy trách nhiệm của mỗi giáo viên trong công tác tự đào tạo, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu đào tạo đặt ra trong tình hình mới. Mỗi giáo viên cần tự trau dồi phẩm chất, năng lực, trình độ và kinh nghiệm công tác của mình thông qua các phương pháp tự học và học tập suốt đời theo gương Bác Hồ vĩ đại; thường xuyên cập nhật thông tin, sự thay đổi của hệ thống pháp luật, sự phát triển của khoa học công nghệ… để qua đó nâng cao kiến thức và kỹ năng công tác; luôn nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới, sáng tạo trong quá trình công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, luôn nỗ lực và gương mẫu trong hoạt động giảng dạy, dạy giỏi, nghiên cứu khoa học và thực hiện công tác tham mưu cho lãnh đạo các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nâng cao năng lực thực tiễn của đội ngũ giáo viên sẽ tiếp tục được phát huy và từng bước hoàn thiện đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi đặt ra trong công tác giáo dục đào tạo.

Bài  và ảnh: Khoa Luật

Biên tập: Phương Thảo

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi