Thứ Ba, 10/12/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Nguy cơ lớn nhưng chưa được quan tâm đúng mức

Cuộc tọa đàm với sự có mặt của nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Mai Liêm Trực; ông Nguyễn Thanh Hải Cục trưởng Cục ATTT (Bộ TT&TT),: Nhà báo Việt Phú (câu lạc bộ ICT Press Club) và đại diện của các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực IT, an ninh mạng tại Việt Nam như VNPT, Viettel, FPT, CMC, Bkav...

Vấn đề an toàn thông tin đang là tâm điểm quan tâm trong giới CNTT hiện nay, nhất là sau hàng loạt vụ tấn công mạng diễn ra liên tiếp trong thời gian qua, nhắm vào những lĩnh vực quan trọng của Việt Nam như ngân hàng, hàng không...

Buổi tọa đàm do Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức

Điển hình như vụ tấn công chèn nội dung xuyên tạc về biển Đông tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất vào ngày 29-7 vừa qua. Cùng thời điểm, trên website của hãng hàng không Việt Nam cũng bị thay đổi nội dung, đồng thời đăng tải thông tin của hơn 400.000 thành viên Golden Lotus.

 

Buổi tọa đàm có sự góp mặt của nhiều chuyên gia về IT của Việt Nam.

Vào tháng 8-2016, Hoàng Thị Na Hương - khách hàng của Vietcombank bỗng dưng bị người khác chuyển 500 triệu đồng từ tài khoản của chị sang tài khoản khác chỉ sau một đêm.

Ngoài những vụ việc trên trong vài năm qua hàng loạt website của các cơ quan chính phủ, tổ chức chính quyền đã bị tấn công với rất nhiều phương thức khác nhau.

Thống kê của VNCERT cho thấy, chỉ trong nửa đầu năm 2016, tổng số sự cố an ninh mạng được VNCERT ghi nhận đã là 127.630 sự cố (gồm 8.758 sự cố Phishing; 77.160 sự cố Deface và 41.712 sự cố Malware), gấp hơn 4  lần so tổng sự cố an ninh mạng được Trung tâm này ghi nhận trong cả năm 2015 và gấp gần 6,5 lần số sự cố của cả năm 2014.

 Quang cảnh buổi hội thảo.

Mới đây, Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức triển khai hoạt động tổng kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng, phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng nhằm đánh giá tổng thể  mức độ an toàn thông tin, kịp thời phát hiện và xử lý sự cố, lỗ hổng, ngăn chặn, bóc gỡ mã độc tấn công vào hệ thống mạng.

Trong cuộc tọa đàm, các chuyên gia đã đưa ra một loạt các lỗ hổng nghiêm trong hệ thống hạ tầng thông tin của các tổ chức chính phủ lẫn tư nhân. Các phương pháp tấn công mới cũng được các chuyên gia chỉ ra, mà theo đó sẽ giúp những hacker không chỉ thực hiện một lần tấn công vào những hệ thống vốn không được chú trọng tính bảo mật.

Việt Nam một đất nước mà hạ tầng cơ sở thông tin từ phần cứng (máy tính, thiết bị đầu cuối..) và phần mềm (hệ điều hành... ) phần lớn đều là sản phẩm của nước ngoài thì nguy cơ bị nhiễm mã độc ngay từ ban đầu là rất lớn.

Nhiều chuyên gia tại buổi tọa đàm kiến nghị nên sử dụng các hệ điều hành mã nguồn mở trên cả máy tính cá nhân hay máy chủ tại những cơ quan hay doanh nghiệp quan trọng. Đặc biệt các chuyên gia kiến nghị việc dạy tin học tại các trường học cần sử dụng nhiều hệ điều hành nào để đào tạo nhân lực cho nghành IT tương lai không quá phụ thuộc vào một bên thứ ba.

Bên cạnh đó một số đại biểu tại cuộc tọa đàm kiến nghị nên có sự kết hợp giữa các cá nhân, tổ chức thuộc nghành IT trong nước và các chuyên gia toán học để phát triển một nền tảng mã hóa an toàn cũng như phù hợp hơn với điều kiện Việt Nam.

Biên tập: Ngọc Ánh (T2)
Trích nguồn: Báo CAND Online

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi