Thứ Hai, 2/12/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
7 món làm tăng cholesterol chúng ta nên tránh

1. Nước ngọt

Mỗi lon nước ngọt có dung tích 12oz(khoảng 355ml) trung bình chứa hơn 10 muỗng cà phê đường. Việc để cơ thể hấp thu quá nhiều đường không chỉ có hại cho mức cholesterol của bạn mà còn gây tổn hại cho sức khỏe tổng thể.

Đừng nghĩ rằng bạn đang có một chế độ ăn lành mạnh hơn khi bạn chọn loại nước ngọt dán nhãn dành cho người ăn kiêng bởi theo các nhà khoa học, chất làm ngọt nhân tạo trong các loại nước này có liên quan đến khả năng gây ung thư .

2. Mỳ Ý

Chế độ ăn uống của vùng Địa Trung Hải, trong đó có nước Ý vốn được coi là tốt cho việc giảm cholesterol nhưng điều này chỉ đúng khi bạn có những lựa chọn thông minh. Các món mỳ ống từ sốt kem nấm tới sốt thịt bò kèm cà chua đều tìm ẩn một lượng chất béo không hề nhỏ.

Để giữ cho mức cholesterol luôn ổn định nhằm tránh xa bệnh lý tim mạch, các bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế những món mỳ hấp dẫn với lớp nước sốt nhiều kem, bơ và các loại chất béo khác.

3. Nội tạng động vật

Từ lâu các loại thịt nội tạng đã được xem là những thực phẩm phổ biến để làm nhiều món ăn khác nhau. Thế nhưng bạn cũng nên biết rằng thịt nội tạng khiến mức cholesterol có xu hướng tăng. Các loại nội tạng như gan, thận, lá lách đều chứa lượng cholesterol cao hơn so với các phần thịt khác.

4. Thức ăn nhanh

Khoai tây chiên là một trong những món ăn đơn giản và được nhiều người ưa chuộng. Nhưng sự thơm ngon của loại thực phẩm này lại tỉ lệ nghịch với sự khỏe mạnh của bạn. Dầu thực vật hydro hóa là nguyên liệu thường dùng để chiên khoai, đây củng chính là nguyên nhân gây tăng cholesterol trong máu. Nó đặc biệt làm tăng LDL, cholesterol xấu và làm giảm HDL - một loại cholesterol tốt.

Bên canh khoai tây chiên, hamburger cũng là món ăn phổ biến. Mỗi chiếc bánh mì kẹp thịt này cung cấp nhiều cholesterol hơn là các chất dinh dưỡng tốt cho bạn. Bánh mì, thịt với các chất bảo quản, bơ, pho mát và thịt xông khói là tất cả các loại thực phẩm có mức cholesterol cao.

Ngày nay, nhiều thanh thiếu niên cũng có mức tăng cholesterol đáng báo động do thói quen ăn uống không lành mạnh. Ảnh minh họa

5. Thịt vịt

Nếu gà và gà tây là sự lựa chọn tối ưu khi bạn muốn dùng các loại thịt ít cholesterol thì thịt vịt lại là nguyên nhân gây tăng cholesterol. Vịt và ngỗng là hai loại thịt gia cầm có mức cholesterol cao hơn nhiều so với gà và gà tây.

Trong khoảng 130g thịt vịt hoặc ngỗng nấu chín và bỏ da có khoảng 128 mg cholesterol. Vậy nên, nếu không muốn mức cholesterol tăng trong cơ thể, hãy hạn chế ăn thịt vịt.

6. Bơ

Bơ so với bơ thực vật có thể là một sự lựa chọn khó khăn. Cả hai đều có chất béo bão hòa và nên được sử dụng một cách dè chừng. Một muỗng canh bơ có thể chứa gần như 30mg cholesterol. Nếu bạn đang sử dụng bơ thực vật, nên chọn loại ở dạng mềm chứ không phải là dạng thanh.

Các nghiên cứu cho thấy bơ thực vật dạng mềm vì chúng chứa ít chất béo hơn và tốt hơn cho việc kiểm soát mức độ cholesterol. Khi chọn mua bơ, bạn cần đọc kỹ nhãn ghi thành phần và tìm kiếm một loại bơ ít chất béo bão hòa và không có transfat.

7. Tôm

Bạn từng nghĩ rằng hải sản là một lựa chọn tốt khi bạn đang cần kiểm soát mức cholesterol. Điều này là đúng nhưng với tôm là một ngoại lệ. Mỗi một phần tôm có khoảng 190 mg cholesterol ngay cả khi bạn chế biến tôm với các thành phần không chứa chất béo .

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo hạn chế cholesterol ít hơn 300 mg mỗi ngày, hoặc ít hơn 200 mg mỗi ngày nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc có mức cholesterol cao.

Trích nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại Online
Biên tập: Mai Loan, Trung tâm TTKH&TLGK

Gửi cho bạn bè