Thứ Hai, 2/12/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Công dụng chữa bệnh của quả đào

 

Quả đào còn gọi là quả sơn đào, mao đào, bạch đào... Quả đào có vị ngọt, hơi chua, tính ôn có công hiệu đối với việc tiết nước bọt, nhuận tràng, hoạt huyết, ích khí...

Thích hợp với các chứng miệng khô, ít nước bọt, bụng nóng, đại tiểu tiện bí, ứ huyết, người già suy nhược, đầu váng, mệt mỏi. Quả đào có tác dụng: nhuận tràng, hoạt huyết, hạ huyết áp, chữa chứng khó thở, ho ra đờm, tiêu ứ. Chủ yếu dùng điều trị chứng táo bón, kinh nguyệt không đều, ho, khô mồm, khô lưỡi... Cách dùng: Ăn tươi hoặc chế biến thành đào khô, ngâm với mật để dùng.

Chữa kinh nguyệt không đều: Đào tươi nhúng vào nước sôi, sau đó bóc vỏ, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm một chút mật (đường đỏ), cho thêm nước sôi vào ăn.

Chữa đại tiện, táo bón, khô miệng, khô lưỡi: Đào tươi rửa sạch, ăn sống, hoặc dùng đào khô sắc nước uống.

Trị chứng ra mồ hôi trộm: Đào chín tươi một quả. Rửa sạch, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50g gạo tẻ, nấu thành cháo hoặc thành cơm, ăn với đường kính. Mỗi ngày dùng vào buổi sáng và buổi tối.

Chữa phù thũng: Đào tươi ăn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả.

Ngoài công dụng chữa bệnh quả đào còn có tác dụng làm đẹp da mặt: lấy hai quả đào tươi bỏ vỏ và hạt, giã nát, vắt lấy nước, trộn với một ít nước cơm xoa lên mặt mỗi ngày một lần.

Lưu ý: Ăn nhiều thì bị nóng, người mắc bệnh vê nhiệt không nên ăn nhiều.

Trích nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại Online
Biên tập: Mai Loan, Trung tâm TTKH&TLGK

Gửi cho bạn bè