Chủ Nhật, 22/12/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Những sự kiện nổi bật

2. Ngày 15/5/1968, Bộ Công an ra Quyết định số 514CA/QĐ tách Phân hiệu Cảnh sát nhân dân khỏi trường Công an Trung ương thành lập Trường Cảnh sát nhân dân với nhiệm vụ đào tạo bậc trung học chuyên nghiệp cho lực lượng Cảnh sát nhân dân.

3. Ngày 18/11/1971, Chủ tịch Ủy Ban hành chính Thành phố Hà Nội Trần Vĩ quyết định số 1843/ QĐ-TCCQ thành lập Trường đào tạo Hạ sĩ quan trực thuộc Công an Thành phố Hà Nội.

4. Ngày 6/12/1971, Ủy Ban Hành chính thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 415/QĐ thành lập Trường đào tạo Hạ sĩ quan Công an thành phố Hải Phòng.

5. Tháng 5/1972, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an và Sở Công an thành phố Hải Phòng, Trường Hạ sĩ quan Công an thành phố Hải Phòng mở cấp tốc 3 lớp đào tạo gần 310 học sinh chi viện cho chiến trường miền Nam.

6. Ngày 02/9/1976, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quốc Hoàn quyết định số 5065/QĐ-BNV thành lập Trường Hạ sĩ quan Cảnh sát trại giam.

7. Ngày 11/11/1977, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quốc Hoàn quyết định số 29-NQ/QĐ thành lập Trường Hạ sĩ quan Cảnh sát bảo vệ trên cơ sở trường huấn luyện Công an vũ trang.

8. Ngày 8/9/1984, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng quyết định số 92/QĐ-BNV nâng cấp trường Hạ sĩ quan Cảnh sát Bảo vệ thành trường Trung học cảnh sát bảo vệ.

9. Ngày 6/11/1984, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng quyết định số 2824/QĐ-BNV nâng cấp trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I thành trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I.

10. Ngày 01/4/1985, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị quyết 99/HĐBT nâng cấp trường Trung học Cảnh sát bảo vệ thành trường Cao đẳng Cảnh sát bảo vệ.

11. Ngày 19/8/1985, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Đông quyết định số 108/QĐ-BNV chuyển trường Hạ sĩ quan Công an Hà Nội thành trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân Thành phố Hà Nội.

12. Ngày 19/8/1985, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Đông quyết định số 2850/QĐ-BNV chuyển trường Hạ sỹ quan Công an Hải Phòng thành trường Trung học Cảnh sát nhân dân Thành Phố Hải Phòng.

13. Ngày 20/2/1989, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định số 08/QĐ-BNV (X14) sáp nhập Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân thành Phố Hảo Phòng và trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân Thành Phố Hà Nội, thành trường Trung học Cảnh sát Nhân dân III thuộc Bộ Nội vụ.

14. Ngày 20/2/1989, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mai Chí Thọ quyết định số 08/QĐ-BNV (X14) thành lập lại trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I trên cơ sở sáp nhập trường Cao Đẳng Cảnh sát Nhân dân I, Cao Đẳng Cảnh sát trại giam, Cao Đẳng Cảnh sát bảo vệ.

15. Tháng 1/1990, Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân III đã khánh thành và xây dựng nhà ở 5 tầng (nhà G1) với 35 căn hộ khép kín với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” để phân phối cho cán bộ, giáo viên nhà trường.

16. Tháng 6/1990, đồng chí Mai Chí Thọ Bộ trưởng Bộ nội vụ đã đến thăm và động viên cán bộ, học sinh trường Trung học cảnh sát nhân dân III.

17. Ngày 15/07/1990, trường Trung học cảnh sát nhân III khai giảng lớp tại chức đầu tiên tại Công an tỉnh Hoàng Liên Sơn, lớp học gồm 120 học sinh và là trường đầu tiên tổ chức liên kết đào tạo với Công an tỉnh Hoàng Liên Sơn.

18. Ngày 03/4/1991, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục- Đào tạo ký quyết định số 875/QĐ-KT tặng Bằng khen và phần thưởng cho trường Cảnh sát Nhân Dân III do đạt nhiều thành tích thực hiện 3 chương trình hành động 3 năm 1987-1990.

19. Ngày 20/8/1991, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định số 07/KT-CTN tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” cho đồng chí Đại tá Bùi Cự Việt- Hiệu trưởng Nhà trường.

20. Ngày 19/11/1991, Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước Lê Quang Đạo ký quyết định số 419/KT-HĐNN tặng thưởng Huân chương Chiến công Hạng Nhì cho trường Trung học Cảnh Sát Nhân dân III về thành tích học tốt, dạy tốt.

21. Ngày 14/10/1993, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bùi Thiện Ngộ ký quyết định số 402/QĐ-BNV sáp nhập trường Trung học Cảnh Sát Nhân dân I và trường Trung học Cảnh sát Nhân dân III thành trường Trung học Cảnh sát nhân dân I. Địa điểm đặt tại trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân III( Thanh Xuân- Hà Nội).

22. Ngày 24/11/1995, Ban chấp hành Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng cờ “ đơn vị khá nhất” của Ban chấp hành Trung ương Đoàn cho Đoàn trường Trung học Cảnh sát Nhân dân I đã có nhiều thành tích trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên năm học 1994-1995.

23. Ngày 30/1/1996, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định số 764/KT-CTN tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì cho trường Trung học Cảnh sát Nhân dân I.

24. Ngày 03/02/1997, Phó chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký quyết định số 1161/KT-CTN tặng danh hiệu cao quý “ Nhà giáo ưu tú” cho đồng chí Đàm Xuân Nhung, Phó Hiệu trưởng thứ I và đồng chí Nguyễn Văn Hiển phó Hiệu trưởng Nhà trường.

25. Ngày 19/11/1998, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu cao quý “ Nhà giáo ưu tú” cho 4 cán bộ giáo viên nhà trường: Đồng chí Ngô Văn Hùng, Phó Hiệu trưởng; Đồng chí : Bùi Như Đỗ, Phó Chủ nhiệm bộ môn Pháp luật và nghiệp vụ cơ sở; Đồng chí : Nguyễn Công Thịnh, Chủ nhiệm Bộ môn Cảnh sát Trại giam; Đồng chí : Đỗ Duy Vạn, Chủ nhiệm Bộ môn Cảnh sát điều tra.

26. Ngày 18/6/1999, Đồng chí Đàm Xuân Nhung, Phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường đã Quyết định số 56/QĐ thành lập Tổ nghiên cứu khoa học mở ra giai đoạn thực sự đưa công tác Nghiên cứu khoa học thành phong trào, tạo cơ sở thực hiện chức danh giáo viên sau này.

27. Ngày 03/7/2000 Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kì III đã ra Nghị Quyết 226/NQ-ĐU về nâng cao chất lượng đào tạo đến 2005. Nghị quyết đã chỉ rõ công tác đào tạo của Trường từ năm 1995 đến nay tuy đã đạt được nhiều tiến bộ rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo, nhưng cũng còn không ít tồn tại, thiếu sót. Nghị quyết đã đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề ra 8 biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo đến 2005.

28. Ngày 15/11/2000, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định số 591/ KT- CTN tặng danh hiệu “ Nhà giáo ưu tú” cho 4 cán bộ giáo viên nhà trường : Đồng chí Nguyễn Quang Tạo, Trưởng phòng đào tạo; đồng chí : Vũ Đức Tuyến, Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học chính trị xã hội; đồng chí : Trần Duy Hải, Chủ nhiệm Bộ môn Quản lí hành chính; đồng chí : Lê Bá Thịnh, Chủ nhiệm Bộ môn cảnh sát hình sự - kinh tế.

29. Ngày 22/10/2001 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quyết định số 812/2001/QĐ-CTN tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cho trường Trung học cảnh sát Nhân dân I “ có nhiều thành tích xuất sắc trong giáo dục và đào tạo ”.

30. Ngày 16/8/2002 Ban chấp hành Đảng bộ khóa IV đã ra Nghị quyết chuyên đề số 745/KT- CTN tặng danh hiệu cao quý “ Nhà giáo ưu tú ” cho 3 cán bộ, giáo viên nhà trường : Đồng chí : Lê Ngọc Minh, Phó chủ nhiệm bộ môn KH CT –XH; đồng chí : Phạm Huy Chính, Chủ nhiệm bộ môn PL-NVCS; đồng chí : Đoàn Văn Thành, Phó chủ nhiệm bộ môn Cảnh sát HS-KT.

32. Ngày 20/11/2002, Đồng chí Lê Minh Hương, Ủy viên Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an đến dự mít tinh kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại trường Trung học cảnh sát nhân dân I.

33. Ngày 26/8/2003, Đồng chí Phạm Gia Khiêm, Phó thủ tướng, Trưởng Ban tổ chức SEAGAMES 22 đến dự lễ ra quân đào tạo 800 cảnh sát giao thông phục vụ SEAGAMES tại trường Trung học cảnh sát nhân dân I.

34. Ngày 23/9/2002, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Tính phê duyệt và dự án số 883/QĐ- BCA/H11 ( H16) xây dựng cơ sở Sóc Sơn.

35. Ngày 11/4/2004, Đồng chí Trần Quang Trọng, Phó Tổng Cục trưởng phụ trách Tổng cục III quyết định số 342/X11(X12) xác định ngày 30/12/1965 là ngày truyền thống của trường Trung học cảnh sát nhân dân I.

36. Tháng 8/2005 đây là lần thứ III liên tục Trường vinh dự được Bộ giao nhiệm vụ Tổ chức tập luyện và biểu diễn màn thể dục nghệ thuật tại Đại hội Khỏe Vì an ninh Tổ quốc lần thứ V với sự tham gia của 1600 học sinh nhà trường ( lần thứ I tại đại hội Khỏe Vì an ninh Tổ quốc lần thứ III, tháng 8-1995; lần thứ hai tại Đại hội Khỏe Vì an ninh Tổ quốc lần thứ IV, tháng 8/2000). Các lần tập luyện và biểu diễn tại Đại hội Khỏe được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ngành biểu dương khen ngợi, dư luận đánh giá cao.

37. Ngày 31/10/2005, Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kì VI đã ra Nghị quyết chuyên đề số 04/NQ- ĐU về công tác cán bộ đến 2010. Nghị quyết đã xác định 5 phương hướng và 9 biện pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2010.

38. Ngày 12/9/2005, lần thứ 6 liên tục nhà trường vinh dự đón nhận cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giáo dục&Đào tạo tặng về những thành tích công tác năm học ( năm học 1999 - 2000: cờ Bộ Giáo dục&Đào tạo, năm học 2000 - 2001: cờ Bộ Công an, năm học 2001 - 2002: cờ Bộ Giáo dục & Đào tạo năm học 2002 - 2003: cờ Bộ Công an, năm học 2003 - 2004: cờ Chính phủ, năm học 2004 - 2005: cờ Bộ Công an).

39. Ngày 18/11/2005, Đồng chí Lê Hồng Anh, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an đến thăm và dự lễ mít tinh kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 với cán bộ, chiến sĩ, học sinh nhà trường.

40. Ngày 25/11/2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã Quyết định số 1428/2005/QĐ-CTN tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho nhà trường nhân dịp 40 năm ngày truyền thống.

41. Ngày 25/12/2006, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 2012/2006/QĐ-BCA (X13) quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trường Trung cấp CSND I. Theo Quyết định này, nhà trường đổi tên “Trường Trung học CSND I” thành “Trường Trung cấp CSND I”.

42. Ngày 14/8/2008, nhà trường tổ chức Lễ khánh thành Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại cơ sở Sóc Sơn - đây là công trình có ý nghĩa thiết thực triển khai cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ trong đảng viên, cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh nhà trường.

43. Ngày 17/11/2008 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định số 1641/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đối với đồng chí Đại tá, Tiến sĩ Đàm Xuân Nhung, Hiệu trưởng và quyết định số 1642/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú đối với đồng chí Đại tá Nguyễn Hùng Thanh, Phó Hiệu trưởng.

44. Ngày 12/09/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1252/QĐ-TTg tặng Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” năm học 2007 - 2008 cho Nhà trường.

45. Ngày 24 /7/2009, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 2115/QĐ-BCA(X11) bổ nhiệm đồng chí Đại tá, Tiến sĩ Ngô Văn Hùng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Trung cấp CSND I.

46. Ngày 24/11/2009, Bộ trưởng Bộ Công an ký Công văn số 2778/BCA(X11) về việc điều chỉnh mức phụ cấp của một số chức vụ trong lực lượng Công an nhân dân; căn cứ văn bản này, Trường Trung cấp CSND I là đơn vị cấp Vụ, Cục trong lực lượng Công an nhân dân.

47. Ngày 11/6/2010, Đảng bộ nhà Trường tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VII (nhiệm kỳ 2010-2015). Đại hội có nhiệm vụ tổng kết công tác lãnh đạo nhiệm kỳ 2006-2010 và xác định phương hướng công tác nhiệm kỳ 2010-2015. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ VII gồm 15 đồng chí, Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 5 đồng chí, đồng chí Ngô Văn Hùng - Hiệu trưởng, được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

48. Ngày 09/11/2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký Quyết định số 1917/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đối với đồng chí Đại tá, Tiến sĩ Ngô Văn Hùng - Bí thứ Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường; ngày 09/11/2010 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký Quyết định số 1916/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú đối với các đồng chí: Đại tá Lương Hữu Hiền - Phó Bí thứ Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; đồng chí Thượng tá Bùi Quang Vũ, Trưởng khoa nghiệp vụ 1; đồng chí Thượng tá Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng khoa nghiệp vụ CSPCTP về Ma túy.

49. Ngày 14/09/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1267/QĐ-TTg tặng Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” năm học 2011 - 2012 cho Nhà trường.

50. Ngày 9 tháng 7 năm 2013, đồng chí Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo đã ký quyết định số 2509/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Trường Cao đẳng CSND I. Trên cơ sở đó, ngày 2 tháng 8 năm 2013, đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định số 4211/QĐ - BCA quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng CSND I.

Gửi cho bạn bè