Chủ Nhật, 22/12/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
“Thái độ bình tĩnh, không nao núng, không bấn loạn trước dịch giã, là một mạch nguồn lịch sử Thủ đô văn hiến”

NHÀ THƠ BẰNG VIỆT, NGUYÊN CHỦ TỊCH HỘI LIÊN HIỆP VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HÀ NỘI:

“Thái độ bình tĩnh, không nao núng, không bấn loạn trước dịch giã, là một mạch nguồn lịch sử Thủ đô văn hiến”

Thời gian giãn cách xã hội, ở nhà và cách ly hoàn toàn các hoạt động gặp gỡ, giao tiếp bạn bè, người thân không hoàn toàn là khoảng thời gian “trống” đối với nhà thơ “Bếp lửa” Bằng Việt. Và nhìn rộng ra thì đại đa phần người dân Hà Nội cũng vậy. Họ đã được rèn luyện tâm lý đối mặt với thử thách từ trong các thời kỳ lịch sử của Thủ đô, và đại dịch tiếp tục là một thử thách để vượt qua một cách phù hợp và thông minh.

Một Hà Nội trầm tư, tĩnh tại, không nao núng, không bấn loạn trước dịch giã

- PV: Đại dịch có làm đảo lộn cuộc sống của ông và ông đang vượt qua khoảng thời gian giãn cách xã hội bằng những cách nào?

- Nhà thơ Bằng Việt: Đại dịch là tai họa ập đến với con người. Việc cuộc sống bị đảo lộn không thể tránh khỏi đối với mỗi cá nhân, và với cả những người làm công việc sáng tác. Đó là việc hạn chế giao tiếp trực tiếp thậm chí là cách ly hoàn toàn. Đại dịch là một thách thức buộc con người phải vượt qua. Nếu con người biết thích nghi và tận dụng có thể đem lại lợi ích cho cá nhân họ. Bản thân tôi, từ ngày ở nhà giãn cách xã hội, tôi tăng cường thời gian ngồi máy tính làm việc, nói chuyện với bạn bè trên Zalo thay vì gặp gỡ trực tiếp. Đây cũng là thời gian tôi sử dụng để nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như tham gia dịch thuật rất nhiều.

Trước đây dù sử dụng tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp khá thành thạo nhưng tôi cảm thấy khi đọc trực tiếp các tác phẩm văn học nguyên tác của nước ngoài, trình độ ngoại ngữ vẫn còn khiếm khuyết, vẫn còn lỗ hổng. Chính vì thế, thời gian rỗi này, tôi bổ sung bằng học qua mạng. Mỗi ngày tôi dành ra 20 phút để luyện nghe, đọc ngoại ngữ, tôi thấy trình độ đọc và viết tiếng nước ngoài của mình nâng lên rất nhiều. Công nghệ mang lại những lợi ích rất tuyệt vời cho đời sống con người, đặc biệt là trong đại dịch. Các bản thảo dịch thuật, tôi vẫn tiếp tục làm và sửa.

- Có thể hiểu rằng, cách đối phó thông minh và hiệu quả với đại dịch chính là việc tự tìm niềm vui cho mình ngay trong ngôi nhà thân yêu cũng như trong công việc, thưa ông?

- Rõ ràng rằng, đại dịch không dễ gì để vượt qua. Nhưng nếu con người biết tận dụng tối ưu hoàn cảnh đó, để phát huy ưu thế đã đành, mà còn nâng cao khả năng làm việc, nâng cao kiến thức, giữ được sự bình thản, yêu đời, vui vẻ trong không khí chung đó, không làm cho mình chán nản, bi quan, thì đó đương nhiên là một cách đối phó thông minh và chủ động. Để làm được điều này thì phải có bản lĩnh và là tố chất được rèn luyện. Ai làm tốt hơn, người đó sẽ làm chủ tình hình. Các văn nghệ sĩ cũng vậy. Ai nắm bắt tốt hơn sẽ viết, sáng tác tốt hơn.

Nguồn: Báo ANTĐ

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi