Chủ Nhật, 22/12/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Lễ Kỷ niệm 70 năm Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc

Tham dự Lễ Kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, Trưởng Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số bộ, ngành; đại diện các địa phương nơi có học sinh miền Nam học tập cùng hơn 500 thầy, cô giáo tham gia giảng dạy học sinh miền Nam và 3000 đại biểu là đại diện cho các thế hệ Học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu dự Lễ Kỷ niệm.
Các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu khách mời dự Lễ Kỷ niệm.


Tại buổi Lễ, thay mặt Ban liên lạc Học sinh miền Nam Trung ương, đồng chí Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã đọc diễn văn tổng kết 70 năm Học sinh miền Nam trên đất Bắc. Theo đó, cách đây đúng 70 năm, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng Hiệp định Geneva ngày 21/7/1954, đem lại hòa bình cho toàn cõi Đông Dương, chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp và cũng là chấm dứt chế độ thuộc địa của Pháp ở Việt Nam.

Nhưng với tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã dự cảm rằng công cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước có thể còn lâu dài và gian khổ. Vì vậy cùng với việc chuyển quân, tập kết bộ đội và cán bộ kháng chiến, cần phải đưa một số lượng không nhỏ thiếu nhi, học sinh là con em cán bộ chiến sĩ miền Nam ra Bắc để chăm sóc, đào tạo để trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng lại miền Nam, tái thiết đất nước.

Đồng chí Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông trình bày Diễn văn kỷ niệm.
Đồng chí Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông trình bày Diễn văn kỷ niệm.


Tổng số đã có hơn 32.000 học sinh miền Nam đã tập kết ra Bắc, được nuôi dạy tại 28 trường học sinh miền Nam ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Các em học sinh miền Nam được hưởng chế độ chu cấp đặc biệt, được ăn no mặc ấm và điều kiện học tập tốt nhất lúc bấy giờ. Sau khi được học tập tại miền Bắc, đa số học sinh miền Nam đã trở về miền Nam, tham gia tiếp quản và xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, trở thành một đội ngũ cán bộ chủ chốt hoạt động trên tất cả các lĩnh vực.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng đánh giá "Đây là vườn ươm đặc biệt, ươm những hạt giống quý báu vào bậc nhất mà Bác Hồ, Đảng, Nhà nước và nhân dân miền Bắc đã dành cho miền Nam trong những ngày gian khó". Có thể khẳng định rằng, cuộc dịch chuyển thiếu nhi, học sinh quy mô nhất lịch sử được đánh giá là thành công trên cả 3 phương diện: Rèn luyện con người, mô hình giáo dục và chiến lược đào tạo dài hạn.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Lễ Kỷ niệm.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Lễ Kỷ niệm.


Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, sự kiện cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 và ngày truyền thống Học sinh miền Nam trên đất Bắc là biểu tượng sáng ngời chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"; là kết quả của đường lối phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong điều kiện đất nước còn rất nhiều khó khăn, thử thách; là biểu tượng sinh động về nghĩa tình đồng bào, đồng chí yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh; là minh chứng về niềm tin tưởng tuyệt đối của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ, với Đảng, Nhà nước khi trao gửi những đứa con thơ cho cách mạng.

Nhấn mạnh buổi Lễ là dịp để cùng ôn lại lịch sử, thêm tự hào và vững tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ, các vị tiền bối cách mạng và Nhân dân ta đã lựa chọn, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ mong muốn các thế hệ Học sinh miền Nam trên đất Bắc, dù ở cương vị, hoàn cảnh nào, sẽ tiếp tục đóng góp hiệu quả, thiết thực cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nghĩa tình, lan tỏa niềm tự hào là học sinh miền Nam để các thế hệ mai sau không ngừng phấn đấu noi theo.

Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, Trưởng Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương phát biểu tại Lễ Kỷ niệm.
Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, Trưởng Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương phát biểu tại Lễ Kỷ niệm.


Phát biểu tại buổi Lễ, Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an nhấn mạnh, đây không chỉ là dịp họp mặt của các thế hệ Học sinh miền Nam, mà còn là dịp để cùng nhìn lại 70 năm thực hiện Hiệp định Geneva cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với những đóng góp không nhỏ của các thế hệ Học sinh miền Nam.

Để đánh dấu cho sự kiện quan trọng này, công trình Tượng đài “Con tàu tập kết” của Học sinh miền Nam sẽ được khánh thành tại Sầm Sơn, Thanh Hóa vào ngày 27/10/2024, góp phần khẳng định ý chí, quyết tâm của các thế hệ Học sinh miền Nam trong học tập, làm theo lời dạy của Bác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiến thiết đất nước, phục vụ nhân dân.

* Các tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng Lễ Kỷ niệm:

 
 
 

Nguồn: Cổng TTĐT BCA

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi