Thứ Hai, 23/12/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Hiện đại hóa công tác kỹ thuật hình sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Tuy nhiên, hiện nay, tổ chức bộ máy của lực lượng KTHS còn chưa hợp lý, chuyên môn hóa chưa cao; công tác đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ KTHS có lúc còn chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới…Vì vậy, Đảng ủy, lãnh đạo Viện Khoa học hình sự (KHHS) xác định phải xây dựng lực lượng KTHS thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tạo chuyển biến mạnh mẽ, đột phá về chất lượng, hiệu quả công tác KTHS và pháp y CAND, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Lực lượng Kỹ thuật hình sự đang khám nghiệm hiện trường.

Theo đó, để xây dựng lực lượng KTHS thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại vào năm 2025, triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW (Nghị quyết 12), ngày 16/3/2022, Bộ Chính trị khóa XIII về "Đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới" và Kế hoạch số 118-KH/ĐUCA, ngày 25/5/2022 của Đảng ủy Công an Trung ương thực hiện Nghị quyết  12 có hiệu quả, Đảng ủy Viện KHHS đã khẩn trương ban hành Kế hoạch số 270-KH/ĐUC09 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, lan tỏa tinh thần Nghị quyết 12 trong toàn lực lượng KTHS CAND.

Qua triển khai Kế hoạch 270/KH/DUC09, cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, CBCS nắm rõ quan điểm chỉ đạo, cũng như mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết 12 và Kế hoạch số 118-KH/ĐUCA, từ đó triển khai thực hiện; cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp vào các kế hoạch triển khai, chương trình hành động, đề án, chuyên đề của từng phòng, trung tâm, phân viện, cũng như trong nghiên cứu, hoạch định, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác KTHS, pháp y CAND và xây dựng lực lượng KTHS.

Từ việc cụ thể hóa Nghị quyết, kế hoạch nêu trên, đến nay, các đơn vị trực thuộc Viện KHHS chủ động triển khai thực hiện, đảm bảo liên thông, đồng bộ; chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, đảm bảo phát huy sức mạnh của toàn đơn vị, sự phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương và Công an các đơn vị, địa phương nhằm xây dựng lực lượng KTHS thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại vào năm 2025, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Viện KHHS và người đứng đầu đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tính chất, đặc điểm của đơn vị, theo lộ trình chung của lực lượng CAND nói chung, Viện KHHS nói riêng.

Từ những vấn đề đặt ra trong thực tiễn, nhằm xây dựng lực lượng KTHS thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại vào năm 2025, tạo chuyển biến mạnh mẽ, đột phá về chất lượng, hiệu quả công tác KTHS và pháp y CAND, đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động tố tụng, nghiệp vụ và nhu cầu của công dân, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế của đất nước, Đảng ủy, Viện KHHS đã đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan tạo hành lang pháp lý vững chắc để lực lượng KTHS hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát hiện những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện nhằm kịp thời tham mưu, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an và các đơn vị liên quan sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn công tác cũng như triển khai đầy đủ lĩnh vực giám định pháp y phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử tại địa phương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

2. Hoàn thiện các quy định về tổ chức bộ máy, hoạt động của lực lượng KTHS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Củng cố, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ từ trung ương đến địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn của lực lượng KTHS và hỗ trợ kịp thời cho Công an các địa phương trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2025, Viện KHHS trở thành trung tâm KHHS hàng đầu khu vực; hội nhập quốc tế và từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc tế; lực lượng KTHS Công an cấp tỉnh cơ bản có đủ năng lực đáp ứng được các yêu cầu, trưng cầu của hoạt động tố tụng tại địa phương. Tập trung ưu tiên củng cố, kiện toàn Đội KTHS cấp huyện để thực hiện tốt công tác khám nghiệm hiện trường (KNHT) đảm bảo đáp ứng 100% các vụ án do cấp huyện thụ lý; đồng thời, nâng cao chất lượng công tác đánh giá dấu vết, tài liệu, đủ năng lực phát hiện nhanh, đánh giá sơ bộ dấu vết các chất ma túy tại hiện trường phục vụ điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền của Công an cấp huyện.

3. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, xây dựng dự án đảm bảo cơ sở hạ tầng; rà soát, đánh giá toàn bộ hệ thống phương tiện, thiết bị kĩ thuật, đề xuất các dự án đầu tư trang thiết bị, vật tư, hóa chất; ưu tiên đầu tư trang bị phương tiện hiện đại, giải pháp công nghệ mang tính hệ thống, đồng bộ phục vụ hiệu quả công tác lâu dài, đáp ứng kịp thời yêu cầu hiện đại hóa công tác chuyên môn theo từng giai đoạn với kế hoạch, lộ trình cụ thể, tránh tràn lan, trùng giẫm, lãng phí nhằm phục vụ hiệu quả công tác KNHT, kỹ thuật phòng, chống tội phạm (KTPCTP), giám định KTHS và pháp y CAND... Nghiên cứu đề xuất đảm bảo cơ sở vật chất, từng bước bảo đảm Phòng KTHS có trụ sở làm việc độc lập, có phòng thí nghiệm, tàng thư, nơi bảo quản mẫu vật giám định; Đội KTHS có phòng làm việc riêng, phòng tiếp nhận, bảo quản mẫu vật.

4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lực lượng KTHS các cấp, các chương trình đào tạo bảo đảm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác KTHS; tuyển chọn, đào tạo cán bộ tại các trường trong nước và quốc tế nhằm tạo nguồn cán bộ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu công tác KTHS. Rà soát, thống kê, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực của lực lượng KTHS để có cơ sở đề xuất chỉ tiêu đào tạo tại các học viện, trường CAND, tuyển dụng ngoài ngành theo quy định. Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp lý, nghiệp vụ chuyên sâu về KNHT, KTPCTP, giám định KTHS và pháp y CAND… ở Công an các đơn vị, địa phương. Chủ động nghiên cứu, xây dựng quy trình kiểm tra, tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn của các đơn vị thuộc lực lượng KTHS; tăng cường công tác theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn công tác KTHS ở địa phương.

5. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ công tác KTHS, giải quyết những khó khăn, vướng mắc đặt ra trong thực tiễn công tác KNHT, khám nghiệm tử thi, giám định KTHS, pháp y CAND và KTPCTP… Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài ngành nhằm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào công tác, giảm kinh phí đầu tư, mua sắm phương tiện từ nước ngoài. Ưu tiên đầu tư nguồn lực phục vụ nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học hình sự và chuyển giao công nghệ để chế tạo, sản xuất các phương tiện, vật tư, hóa chất chuyên dụng phục vụ công tác KTHS và nhu cầu của các tổ chức xã hội, công dân. Ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ huy, điều hành công tác KTPCTP… Thông qua hoạt động thực tiễn công tác KTHS và pháp y chủ động nghiên cứu, phân tích tình hình, phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, đầu mối nghi vấn tội phạm, đề xuất biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác và tăng cường các mặt công tác KTHS.

6. Tiếp tục mở rộng, tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về KHHS một cách thiết thực, hiệu quả. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, viện trợ, chuyển giao công nghệ nhằm từng bước tự chủ về các giải pháp, phương tiện liên quan đến công tác KTHS. Tích cực tham gia, góp phần nâng cao hoạt động của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL), Mạng lưới khoa học hình sự Châu Á (AFSN) và các tổ chức khác liên quan đến hoạt động khoa học hình sự phù hợp yêu cầu của lực lượng KTHS. Hoạt động hợp tác đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả và tuân theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi, tuân theo thông lệ quốc tế, pháp luật Việt Nam và quy định của Bộ Công an.

7. Xây dựng, hoàn thiện chế độ, chính sách cần thiết, phù hợp đảm bảo việc đãi ngộ và thu hút cán bộ chất lượng cao cho lực lượng; kịp thời hỗ trợ, động viên, tôn vinh, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác KTHS. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thu hút đội ngũ cán bộ, chuyên gia giỏi trong và ngoài ngành tham gia hoạt động công tác KTHS nhằm xây dựng lực lượng KTHS thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại vào năm 2025, đáp ứng, yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Nguồn: Báo Công an nhân dân

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi