Chủ Nhật, 22/12/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Tháo gỡ vướng mắc khi cấp xác nhận thông tin cư trú

Thay đổi thông tin cần cập nhật ngay

Theo Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, qua theo dõi việc thực hiện quy định về cấp xác nhận thông tin về cư trú tại Công an các địa phương, đặc biệt là qua việc tiếp nhận yêu cầu trên dịch vụ công và tổng đài giải đáp thắc mắc về CCCD, quản lý dân cư, nhiều trường hợp yêu cầu cấp xác nhận thông tin về cư trú còn gặp vướng mắc như: thông tin đề nghị xác nhận không có hoặc không trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về dân cư; việc thay đổi thông tin về cư trú chưa được người dân thực hiện các thủ tục điều chỉnh, cập nhật kịp thời trong Cơ sở dữ liệu về dân cư. Tại một số thời điểm do đường truyền mạng lỗi dẫn đến việc xác minh và trả lời xác minh phục vụ cấp xác nhận thông tin về cư trú bị ảnh hưởng, gây chậm trễ trong cấp xác nhận cho người dân.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021của Bộ Công an Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú  quy định trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.

Tháo vướng mắc khi cấp xác nhận thông tin cư trú -0
Người dân cần cập nhật ngay thông tin thay đổi về căn cước công dân, cư trú.

Luật Cư trú cũng quy định, khi có nhu cầu, người dân có thể khai thác thông tin về cư trú của mình bằng hình thức trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến (Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú).

Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản hoặc bản bản điện tử theo yêu cầu của công dân. Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp và có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú.

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH đã chỉ đạo hướng dẫn Công an các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả, tạo điều kiện tối đa cho công dân khi giải quyết thủ tục cấp Xác nhận thông tin về cư trú để thực hiện thủ tục hành chính khi có yêu cầu theo quy định của Luật Cư trú.

Thời gian vừa qua, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH thường xuyên tổng hợp tình hình, đồng thời chỉ đạo Công an các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả, tạo điều kiện tối đa cho công dân, khắc phục ngay lỗi về kỹ thuật khi giải quyết thủ tục cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú để thực hiện thủ tục hành chính khi có yêu cầu.

Thời gian tới, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất các biện pháp rà soát, kiểm tra việc thực hiện quy định cấp xác nhận thông tin về cư trú, bảo đảm Công an cấp có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của Luật Cư trú, chấn chỉnh, xử lý những trường hợp cấp xác nhận thông tin về cư trú không đúng quy định, gây phiền hà cho người dân.

Để việc cấp xác nhận thông tin về cư trú đúng quy định, đề nghị người dân khi có sự thay đổi thông tin về căn cước công dân, cư trú thì yêu cầu cơ quan Công an thực hiện ngay việc điều chỉnh, cập nhật, bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu dân cư đảm bảo thống nhất, chính xác, kịp thời. Đồng thời, người dân có thể sử dụng căn cước công dân gắn chip điện tử; định danh điện tử; tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Tham mưu sửa đổi, bổ sung một số điều của 19 nghị định liên quan

Cũng theo Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, từ 01/7/2021, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã sẵn sàng kết nối, chia sẻ thông tin với các Cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến thông tin công dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân vướng mắc như do hạ tầng về hệ thống chưa đảm bảo an ninh, an toàn về thông tin; chưa có cơ sở dữ liệu chuyên ngành... Do vậy, dữ liệu các bộ, ngành chưa thể kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 

Tháo vướng mắc khi cấp xác nhận thông tin cư trú -0
Kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. (Ảnh: Cổng thông tin Điện tử Bộ Công an). 

Để tham mưu, đề xuất giải quyết vướng mắc này theo chức năng, Bộ Công an đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tham mưu với Chính phủ phê duyệt Đề án số 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là thực hiện việc kết nối, tích hợp, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công của bộ, ngành, địa phương với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và làm giàu cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

Hiện nay, Bộ Công an đang phối hợp với các bộ, ban ngành nghiên cứu, tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của 19 nghị định liên quan đến việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính. Theo đó, khi công dân thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến thường trú, tạm trú sẽ chỉ phải xuất trình bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính của một trong các loại giấy tờ còn giá trị sử dụng như: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, giấy xác nhận thông tin về cư trú, thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân

Tính đến thời điểm hiện tại, Cơ sở dữ liệu quốc gia đã triển khai kết nối chính thức với 12 bộ, ngành (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Bộ Tài nguyên môi trường, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng. Trong đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với Cơ sở dữ liệu của một số một số bộ, ngành có dữ liệu lớn như Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện xác thực thông tin công dân; kết nối hệ thống Thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp thực hiện cấp số định danh cá nhân cho trẻ em đăng ký khai sinh)4 doanh nghiệp nhà nước EVN, VNPT, Mobifone, Viettel; 14 địa phương (Hà Nội, Yên Bái, Lai Châu, Ninh Bình, Lào Cai, Cao Bằng, Nghệ An. Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Huế, Hải Dương, Hà Tĩnh).

Trường hợp Cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người dân chỉ cần kê khai mã số định danh cá nhân và không phải xuất trình bất cứ loại giấy tờ tùy thân gì.

Nguồn: Báo CAND

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi