Chủ Nhật, 22/12/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
“Bóng ma siêu tốc”, ước mơ thống trị không gian của Mỹ

Về thực chất XS-1 là một phi thuyền không người lái đóng vai trò như một bệ phóng tên lửa trên không. XS-1 sẽ đưa tên lửa tới độ cao cận quỹ đạo. Sau đó, tên lửa tách khỏi XS-1 và đưa vệ tinh lên quỹ đạo ở độ cao 400 km rồi tự hủy

XS-1 sẽ trở lại căn cứ và sẵn sàng cho lần phóng vệ tinh tiếp theo chỉ sau đó vài giờ. Động cơ Aerojet Rocketdyne AR-22 engine sử dụng hydro lỏng có thể giúp XS-1 đạt tới tốc độ gấp 5 lần âm thanh (khoảng 6.000 km/h).


Phương pháp phóng vệ tinh này có thể đẩy một khối lượng lên tới 1.300 kg vào quỹ đạo với chi phí chỉ 5 triệu USD thấp hơn rất nhiều lần mức giá phóng vệ tinh thông thường. XS-1 sẽ được được trang bị một lớp vỏ bằng vật liệu composite hỗn hợp chịu được nhiệt độ lên tới 1.000 độ C khi phi thuyền đạt tốc độ tối đa.

Chương trình XS-1 sẽ có giá 100 tỷ USD chia làm ba giai đoạn. Hiện giai đoạn 1 đang được tiến hành. Giai đoạn 2 gồm một loạt thử nghiệm riêng rẽ sẽ bắt đầu vào năm 2019. Từ năm 2020 sẽ bước vào giai đoạn 3 với 10 đến 15 cuộc phóng thử.

Cuối cùng DARPA sẽ tiến hành đợt thử nghiệm cuối cùng với việc phóng lên tục 10 lần XS-1 trong 10 ngày liên tiếp để kiểm tra khả năng vận hành của phi thuyền ở cường độ cao

Trích nguồn: Báo CAND
Biên tập: Đại Nghĩa

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi