Thứ Hai, 23/12/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Pháp giới thiệu công nghệ tàng hình mới dành cho tàu ngầm

Các nhà khoa học Pháp vừa giới thiệu dòng lớp phủ cách âm mới có thể được dùng cho các vật thể hoạt động dưới nước, trong đó có tàu ngầm. Công nghệ được đánh giá sẽ giúp tàu ngầm hoạt động im lặng hơn trên được giới thiệu chính thức trên tạp chí khoa học Physical Review B.

Các nhà nghiên cứu giải thích âm thanh chính là sự lan truyền của sóng cơ học trong môi trường (phụ thuộc nhiều vào tầ́n số âm tần). Đặc biệt, sóng âm truyền đi xa hơn trong môi trường đặc. Điều này giải thích tại sao sóng âm dưới nước có thể truyền đi xa hơn gấp 4 lần so với trong không khí.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Triomphant của Pháp. Ảnh minh họa.

Đối với tàu ngầm quân sự, để triệt tiêu sóng âm lan tỏa ra môi trường khi nó hoạt động, các tàu thường được bọc lớp ngói cách âm bằng cao su đặc biệt. Khả năng hấp thụ sóng âm của tàu ngầm phụ thuộc nhiều và hình dáng và độ dày mỏng của lớp cách âm nó mang theo.

Thông thường, lớp ngói cách âm trên tàu ngầm dày khoảng vài cm, còn theo giới thiệu của các nhà khoa học Pháp, lớp cách âm mới chỉ dày vài mm và có khả năng hấp thụ tới 99% sóng âm. Cụ thể, lớp cách âm mới gồm các túi khí kẹp ở giữa có chức năng như “hệ thống giảm xóc” hấp thụ và triệt tiêu toàn bộ sóng âm đập vào.

Có thể hiểu đơn giản là lớp ngói cách âm mới được xử lý để tạo ra các bong bóng khí hình cầu bên trong. Chính sự khác biệt môi trường trong vật liệu lớp phủ được thử nghiệm tinh vi sẽ giúp triệt tiêu hoàn toàn sóng âm đập vào nó.

Trong các thử nghiệm, với lớp phủ mới dày 4mm, trong đó lớp bóng khí dày 2mm có khả năng giảm sóng âm phản xạ và sóng âm phát ra từ tàu ngầm tới 100 lần. Đặc biệt do lớp phủ cách âm mới mỏng và nhẹ hơn, nó hoàn toàn phù hợp để trang bị cho các tàu ngầm tương lai.

Ngoài Pháp, Nga cũng đang thử nghiệm công nghệ lớp phủ cách âm chủ động mới. Lớp phủ này hoạt động theo nguyên tắc nhận diện tần số sóng âm phát tới và triệt tiêu nó bằng sóng âm chủ động cùng tần số, nhưng lệch pha.

Trích nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Biên tập: Mai Loan, Trung tâm TTKH&TLGK

Gửi cho bạn bè