Thứ Sáu, 29/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
UNESCO chính thức xét ghi danh Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Nghi lễ hầu đồng trong Tín ngưỡng thờ Mẫu

Được biết, Hồ sơ Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là 1/18 Hồ sơ Quốc gia đạt đủ 5 tiêu chí của UNESCO xét ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt có lịch sử lâu đời của người Việt có sự biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng này dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà, tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước.

Trải qua lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ), Tứ phủ (ba phủ trên và thêm Địa phủ). Đến thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ phủ, với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tín ngưỡng bản địa sơ khai được hình thành, đó là Đạo Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn liền với nghệ thuật chầu văn hay còn gọi là hát văn - một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Trích nguồn: Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
Biên tập: Mai Loan, Trung tâm Lưu trữ và Thư viện

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi