Thứ Sáu, 26/4/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Hiệu quả của mô hình “Doanh nhân với an ninh trật tự”

Tiền vận động được chuyển cho Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện gửi vào Kho bạc Nhà nước. Thủ tục, hồ sơ phát vay được Ngân hàng chính sách xã hội địa phương thực hiện. Với sự tham gia của các ngành, nguồn tiền được công khai, minh bạch, khách quan. Ban đầu chỉ có 4 doanh nghiệp tham gia đóng góp, nhưng sau một thời gian hoạt động hiệu quả, chúng tôi mời được thêm nhiều doanh nghiệp ủng hộ, đồng hành xuyên suốt đến hôm nay”.

Vì một phút ghen tuông mù quáng, chị Lan (ngụ thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn) gây án và nhận mức án 5 năm tù. Chấp hành án tù xong, chị Lan trở về địa phương nhưng không biết sinh sống bằng cách nào. Quỹ “Doanh nhân với ANTT” như một chiếc “phao cứu sinh” giúp chị vượt qua khó khăn để mưu sinh. Chị Lan chia sẻ: “Công an huyện, Công an thị trấn đến tìm hiểu nguyện vọng, làm thủ tục cho tôi vay 10 triệu đồng để làm vốn bán thịt, cá ngoài chợ. Đến nay cuộc sống ổn định hơn, có dành dụm để trả dần khoản tiền vay”.

Hiệu quả của mô hình “Doanh nhân với an ninh trật tự” -0
Công an huyện Tri Tôn cùng chính quyền địa phương thường xuyên thăm hỏi, động viên người hoàn lương chí thú làm ăn.

Ông Hồ Văn Triển (ngụ thị trấn Ba Chúc) chịu mức án 20 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, sau gần 14 năm cải tạo, ông Triển được xét đặc xá tha tù. Khi mới trở về, ông Triển luôn mặc cảm, tự ti với gia đình, xã hội, nhưng với sự yêu thương, giúp đỡ của những người xung quanh, sự quan tâm của chính quyền địa phương và Công an, ông đã làm lại từ nguồn vốn vay từ mô hình “Doanh nhân với ANTT”. Với số vốn vay, ông Triển thuê 3 công đất trồng rau màu, tích góp thành quả lao động nuôi hai con ăn học thành tài, người con trai lớn sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử đã lập gia đình yên bề gia thất... Tương tự, anh Chau Bớth (ngụ xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn) xúc động cho biết: “Có số tiền này, tôi dùng một ít để mua cây thốt nốt, mua đồ dùng để làm nước thốt nốt bán. Tôi cố gắng làm việc để có tiền nuôi vợ con, để địa phương thu hồi vốn, đặng cho những người khó khăn hơn được vay để làm ăn”.

Anh Lê Hoài Phong (ngụ xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn) cũng vui mừng: “Tôi có tiệm sửa xe nhưng vốn liếng ít. Giờ có 20 triệu này tôi mua thêm phụ tùng xe máy, có sẵn phụ tùng thay cho khách sẽ tiện hơn nhiều”.

Tính đến nay, mô hình “Doanh nhân với ANTT” ở huyện Tri Tôn đã vận động được trên 1 tỷ đồng; phát vay cho 89 trường hợp, được chính quyền địa phương, doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá cao. Ông Võ Tấn Đỉnh, Giám đốc Công ty Khai thác và Chế biến đá An Giang, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy hoạt động của quỹ “Doanh nhân với ANTT” đã mang lại hiệu quả hết sức thiết thực. Để cho doanh nghiệp hoạt động tốt thì ANTT phải được bảo đảm. Muốn làm tốt công tác ANTT thì phải phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng Công an cùng chăm lo cho đời sống của những người hoàn lương trở về hòa nhập cộng đồng. Những năm qua, Công ty ủng hộ khoảng 800 triệu đồng để huyện giúp những người hoàn lương hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tạo dựng cuộc sống mới”.

Nguồn: Báo CAND

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi