Thứ Bảy, 20/4/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Trường Cao đẳng CSND I với phong trào “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời và xây dựng đơn vị học tập trong lực lượng CAND đến năm 2030”

Được sự quan tâm của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp, các thiết chế văn hóa trong CAND đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đẩy mạnh việc học tập và phục vụ học tập trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ. Bộ Công an đã ban hành 2 Chỉ thị về thư viện và bảo tàng: Chỉ thị 09/CT-BCA-X03 về công tác thư viện và phát triển văn hóa đọc trong CAND; Chỉ thị số 10/CT-BCA-X11 về công tác khoa học lịch sử và bảo tàng CAND đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Từ các chương trình kế hoạch có tầm nhìn đến năm 2030 về phát triển các thiết chế văn hóa như Kế hoạch phát triển văn hóa đọc, chuyển đổi số hoạt động thư viện trong CAND đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, hệ thống thư viện trong CAND đã có sự phát triển, cải thiện về chất lượng. Hệ thống thư viện bước đầu xây dựng, củng cố từ cơ quan thuộc Bộ đến Công an các đơn vị, địa phương, bao gồm: Thư viện CAND quy mô cấp Bộ; hệ thống thư viện cấp cục trực thuộc Bộ Công an; thư viện các học viện, trường CAND; thư viện, phòng đọc, tủ sách tại Công an các tỉnh, thành phố. Về cơ bản các thư viện hoạt động nền nếp, đã ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa công tác thư viện: Thư viện một số trường CAND ứng dụng phần mềm quản lý thư viện điện tử tích hợp hai hệ thống quản lý thư viện truyền thống và quản lý thư viện điện tử. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và thực hiện nhiệm vụ quản lý dữ liệu cư dân và đấu tranh phòng chống tội phạm…

Thực hiện các chủ trương và kế hoạch của Bộ Công an, Trường Cao đẳng CSND I đã ban hành Kế hoạch số: 1773/KH-T09-P2 về việc triển khai Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời và xây dựng đơn vị học tập trong lực lượng CAND đến năm 2030” với những mục tiêu và nội dung tổ chức thực hiện cụ thể và khoa học.

Nhà trường xác định mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thi đua, các hoạt động học tập suốt đời thông qua việc triển khai hiệu quả, nhân rộng các mô hình “Đơn vị học tập”, “Cán bộ, chiến sĩ học tập”; tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp nhiều cơ hội cho CBCS được học tập thường xuyên, liên tục, học tập suốt đời. Khuyến khích nhu cầu, thói quen học tập suốt đời gắn với phong trào phát triển văn hóa đọc và các phong trào thi đua khác đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập trong CAND; ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với Chương trình Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 - 2030.


            Sách được sắp xếp khoa học phục vụ nhu cầu đọc của cán bộ giáo viên,học viên


Học viên các lớp nghiên cứu tài liệu tại phòng đọc

Để đạt được các mục tiêu cụ thể, thời gian tới Nhà trường tiếp tục thực hiện các nội dung công tác sau:

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đổi mới nội dung, phương thức, tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, cấp ủy các đơn vị và CBCS về mục đích, vai trò, lợi ích về các hoạt động học tập suốt đời; xây dựng xã hội học tập trong điều kiện phát triển nền kinh tế số, xã hội số thông qua các phương tiện thông tin truyền thông Nhà trường qua hệ thống loa phát thanh, mạng nội bộ, trang website…Tổ chức hiệu quả các hoạt động học tập suốt đời gắn với Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Ngày Quốc tế bảo tàng 18/5 và các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước và của lực lượng CAND hằng năm; Tổ chức các phong trào, cuộc vận động để khuyến khích CBCS tham gia phong trào thi đua, các cuộc vận động thúc đẩy học tập suốt đời, gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác nhằm khuyến khích, thúc đẩy CBCS trong Nhà trường xây dựng và duy trì ý thức học tập suốt đời; Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong phong trào học tập suốt đời trong Nhà trường.

2. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng mạng. Đổi mới các phương thức đào tạo cả mô hình giáo dục truyền thống, hiện đại, đa dạng, linh hoạt, phù hợp với lực lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Đẩy mạnh các hình thức đào tạo cùng với thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho CBCS và học viên. Đa dạng nội dung giáo dục, đào tạo, đổi mới kịp thời các phương thức giảng dạy và học tập kết hợp với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin và khai thác nguồn tài nguyên giáo dục (truyền thống/hiện đại) để mở rộng tiếp cận và nâng cao chất lượng học tập cho CBCS và học viên trong Nhà trường; Củng cố, đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ, hạ tầng mạng; đổi mới phương thức, mô hình hoạt động và cung ứng tiện ích, sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ học tập trên nền tảng công nghệ số; tăng cường hợp tác trong tạo lập và chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thiết chế văn hóa và các cơ sở giáo dục trong và ngoài lực lượng CAND; đảm bảo môi trường đọc thuận lợi và khả năng tiếp cận thông tin bình đẳng cho CBCS hỗ trợ học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

3. Tổ chức các chương trình giáo dục trên website thư viện, bảo tàng, các kênh truyền thông…; đảm bảo nguồn tài nguyên thông tin và xây dựng kho học liệu phục vụ việc tự học và học tập suốt đời trong Nhà trường; Huy động nguồn lực xã hội hóa nhằm tăng cường sự đóng góp của cộng đồng trong việc thúc đẩy phong trào học tập suốt đời, nhân rộng các mô hình học tập suốt đời, nhân rộng các mô hình học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập trong Nhà trường.

Minh Quyết

 

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi