Thứ Bảy, 4/5/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao và những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên khoa Cảnh sát hình sự

Xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành tốt vai trò nòng cốt trong bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ chiến lược luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Để thực hiện nhiệm vụ trên, trong những năm qua Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an luôn xác định công tác giáo dục, đào tạo là nhân tố quyết định và quan trọng hàng đầu, trong đó đội ngũ giáo viên trong các Học viện, Trường Công an nhân dân là nhân tố quyết định kết quả của công tác giáo dục, đào tạo.

Xuất phát từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự cho thấy, tình hình tội phạm về trật tự xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng, phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội kín đáo, ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn; gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội.

Tình hình các đối tượng lợi dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển của mạng viễn thông, internet để hoạt động phạm tội có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, có tính chất xuyên quốc gia và thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng; nổi lên là sự gia tăng của tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng mạng viễn thông, mạng internet, phương tiện điện tử để phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo trên không gian mạng, lừa đảo xuyên quốc gia diễn biến phức tạp; tội phạm về tệ nạn xã hội, nhất là các băng nhóm tổ chức đánh bạc trên không gian mạng với quy mô, số người tham gia lớn; tội phạm môi giới mại dâm thông qua lập các trang web, vùng miền, hội nhóm mạng xã hội; tội phạm liên quan đến tín dụng đen, nhất là cho vay qua app... gây thiệt hại lớn về tài sản, hoang mang, lo lắng trong nhân dân, ảnh hưởng đến trật tự xã hội.

Thực trạng trên đặt ra nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng. Do đó, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nói chung, tội phạm sử dụng công nghệ cao nói riêng thì công tác giáo dục, đào tạo phải được đặc biệt quan tâm, đặc biệt là trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp đấu tranh. Do đó, quan trọng và quyết định là công tác giáo dục, đào tạo.

Khoa Cảnh sát hình sự là một trong các khoa nghiệp vụ chuyên ngành đã đào tạo được đội ngũ giáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu pháp luật, có kiến thức sâu về chuyên môn nghiệp vụ, về cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác. Khoa cũng đã xây dựng được hệ thống lý luận mang tính chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên ngành thông qua hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học, các hội thảo khoa học, tọa đàm khoa học. Tính đến nay, khoa Cảnh sát hình sự đã đào tạo được hàng vạn cán bộ Cảnh sát hình sự cho Công an các đơn vị, địa phương. Các thế hệ học viên chuyên ngành Cảnh sát hình sự luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu pháp luật, sắc bén về nghiệp vụ, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Đồng chí Đại tá, TS Hà Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng chủ trì Tọa đàm “Tội phạm sử dụng công nghệ cao và những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên khoa Cảnh sát hình sự”.

Nhận thức rõ được nhiệm vụ quan trọng đó, khoa Cảnh sát hình sự luôn có những định hướng, giải pháp cụ thể được thể hiện qua những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học.  Cụ thể, khoa Cảnh sát hình sự đã:

Tổ chức Tọa đàm khoa học “Tội phạm sử dụng công nghệ cao và những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên khoa Cảnh sát hình sự Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I” nhằm cung cấp những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn để đề xuất phương hướng, giải pháp trong xây dựng đội ngũ giáo viên khoa Cảnh sát hình sự đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Trinh sát Cảnh sát trình độ Trung cấp phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao giai đoạn hiện nay.

Chủ động trong công tác tuyên truyn, đấu tranh phòng, chống loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, khoa Cảnh sát hình sự đã tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường tổ chức Hội nghị chuyên đề “Phòng, chống tội phạm hoạt động trên không gian mạng” nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên nhà trường về tình hình hoạt động của tội phạm trên không gian mạng, trong đó tập trung vào các loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán người, qua đó nêu cao tinh thần cảnh giác phòng, chống loại tội phạm này trong thực tiễn. Khoa cũng chủ động phối hợp với xã Cư Yên, huyện Lương Sơn và xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình tuyên truyền Luật An  ninh mạng và phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho cán bộ và nhân dân trong xã. Đồng thời, Khoa cử 01 đồng chí tham gia học tập lớp Bồi dường kiến thức về An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho lãnh đạo cấp phòng và tương đương” do Bộ Công an tổ chức tại Học viện An ninh nhân dân.

Đồng chí Đại tá, TS Phạm Tuấn Hiệp, Phó Hiệu trưởng cùng các báo cáo viên Cục Cảnh sát hình sự và cán bộ, giáo viên, học viên nhà trường chụp ảnh lưu niệm trong buổi Hội nghị chuyên đề “Phòng, chống tội phạm trên không gian mạng”.

Trong thời gian qua, giáo viên  khoa Cảnh sát hình sự không ngừng tự học tập nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy, cập nhật tình hình về xu hướng hoạt động, các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao để hoạt động phạm tội, kết quả công tác đấu tranh của các lực lượng chức năng để đưa vào bài giảng nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, Khoa cử giáo viên đi thực tế và luân chuyển nghiệp vụ . Trong giảng dạy, giáo viên tích cực nghiên cứu tình huống nghiệp vụ, xây dựng hồ sơ giáo án điện tử nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng cao hơn nữa yêu cầu công tác giảng dạy trong tình hình mới.

Với những nhiệm vụ cụ thể và những kết quả đã đạt được của khoa Cảnh sát hình sự đã góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên Khoa đáp ứng với tình hình công tác giáo dục và đào tạo nói chung và tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao nói riêng hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu công tác, trong thời gian tới Khoa tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho đội ngũ giảng viên trong đơn vị. Lãnh đạo, cấp ủy Khoa thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, chủ động, tích cực nắm tình hình, kịp thời động viên đội ngũ giảng viên yên tâm, phấn khởi công tác; không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, tác phong, lối sống khoa học, lành mạnh; tâm huyết với nghề, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Hai là, tiếp tục kiện toàn, xây dựng đội ngũ giáo viên, quan tâm, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên khoa Cảnh sát hình sự. Hiện nay, đội ngũ giáo viên của Khoa về cơ bản đảm bảo số lượng và đang từng bước kiện toàn. Tuy nhiên, trước yêu cầu trong tình hình mới, đặc biệt là tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, đòi hỏi đặt ra là giáo viên khoa Cảnh sát hình sự phải thực sự là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu về pháp luật, hiểu biết sâu về nghiệp vụ, hội đủ cả lý luận và thực tiễn, biết nắm bắt và giải quyết các vấn đề cụ thể mà thực tiễn công tác của lực lượng Cảnh sát hình sự đặt ra.Vì vậy, khoa Cảnh sát hình sự đề xuất Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường tiếp tục kiện toàn đội ngũ giáo viên, quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Khoa đảm bảo cân đối, hài a, phát huy được vai trò, thế mạnh trong thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và phát triển bền vững.

Hàng năm, trên cơ sở tiến hành rà soát đội ngũ giáo viên, khoa Cảnh sát hình sự xây dựng kế hoạch, lộ trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,  đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc biên soạn hồ sơ, giáo án điện tử, sử dụng thành thạo các phần mềm, bảng tương tác điện tử… Bên cạnh đó, cần bố trí đào tạo giáo viên chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để có thể kịp thời nắm bắt được xu hướng, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng sử dụng công nghệ cao để hoạt động phạm tội về trật tự xã hội, từ đó tham mưu cho lãnh đạo trong việc xây dựng, điều chỉnh, biên soạn chương trình, tài liệu dạy học cũng như tham gia giảng dạy những nội dung có liên quan.

Ba là, tăng cường  công tác thực tế, luân chuyển hàng năm đối với giáo viên nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình đào tạo.

Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học không phải là thay đổi các nội dung, phương pháp dạy học đã có mà cần phát huy các yếu tố tích cực của phương pháp dạy học đó; vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với việc sử dụng thành tựu của khoa học công nghệ để chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học của học viên. Đặc biệt là kịp thời cập nhật tình hình, xu hướng của tội phạm hình sự nói chung, tội phạm sử dụng công nghệ cao để hoạt động phạm tội nói riêng, các phương thức, thủ đoạn hoạt động nhất là những thủ đoạn mới, tinh vi, kín đáo... những kinh nghiệm, trí tuệ của các thế hệ đi trước trong công tác để thiết kế bài giảng sinh động, sát với thực tế.

Đồng chí Trung tá Phạm Hải Trung, Phó Trưởng khoa Cảnh sát hình sự tham gia lớp “Bồi dường kiến thức về An ninh  mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho lãnh đạo cấp phòng và tương đương” do Bộ Công an tổ chức tại Học viện An ninh nhân dân.

Để gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình đào tạo, khoa Cảnh sát hình sự cần chủ động xây dựng được kế hoạch luân chuyển, thực tế đối với giáo viên hàng năm. Đồng thời, giáo viên cần chủ động nghiên cứu, khai thác thông tin, tài liệu qua các tư liệu, tài liệu, các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác năm, các chuyên án, vụ án; hội thảo, tọa đàm để làm cơ sở biên soạn tài liệu dạy học, thiết kế bài giảng trong quá trình lên lớp, chủ động tập huấn để sử dụng thông thạo các phương tiện nghiệp vụ, hướng dẫn cho học viên.

Cần phải bám sát vào tình hình phát triển của tội phạm sử dụng công nghệ cao để cụ thể hóa thành các mục tiêu trong quá trình đào tạo; xây dựng chuẩn đầu ra cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đòi hỏi; đặc biệt trong chiến lược đào tạo cần tính toán đầy đủ và toàn diện để trang bị cho học viên những kiến thức, năng lực, kỹ năng công nghệ thông tin, bản lĩnh và yếu tố tâm lý, phương pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để tham gia thực tế chiến đấu với các loại tội phạm này.

Bốn là, xây dựng và phát triển mối quan hệ phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, khoa Cảnh sát hình sự cần tiếp tục duy trì, mở rộng và phát triển mối quan hệ phối hợp với với một số đơn vị chức năng thuộc Cục Cảnh sát hình sự và Công an thành phố Hà Nội, Công an một số địa phương thông qua các hoạt động như giao lưu, kết nghĩa, trao đổi thông tin, tọa đàm, mời lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương về báo cáo tình hình thực tế cho các lớp học tại trường... Khoa sẽ hỗ trợ địa phương những vấn đề về mặt lý luận như: hướng dẫn, tập huấn các mặt công tác mà cán bộ địa phương còn hạn chế. Cấp ủy, lãnh đạo khoa tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo các đơn vị, địa phương để cử các giáo viên tham gia các hội nghị (hội nghị sơ - tổng kết, hội nghị chuyên đề…), hội thảo, tập huấn của Công an các đơn vị, địa phương về các vấn đề có liên quan đến công tác giảng dạy của các giáo viên.

Bài: Khoa Cảnh sát hình sự

Biên tập: Loan Trần

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi