Chủ Nhật, 28/4/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Tháng 6 về, rực sáng những chiến công

Trong công tác phòng chống dịch bệnh covid - 19

Đợt bùng dịch thứ 4 diễn ra từ ngày 27/4 với tâm dịch là hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và lây lan trên 30 tỉnh thành trong cả nước với hàng nghìn ca dương tính. Với tinh thần chống dịch như chống giặc, Công an các đơn vị,địa phương tiếp tục căng mình chống dịch, thực hiện nhiệm vụ tuyến đầu trong truy vết, giám sát, điều tra, xác minh dịch tễ; là nòng cốt tại các tổ, chốt kiểm dịch, tăng cường công tác quản lý nước ngoài, người ngoài tỉnh trên địa bàn, nhất là các trường hợp từ các địa phương có dịch về địa bàn, đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến, khu công nghiệp… Điển hình là: Tập thể Bệnh viên Y học cổ truyền - Bộ Công An, Công an tỉnh Bắc Giang, Hà Nam, Hải Dương.

Đặc biệt, có các cá nhân tiêu biểu trong việc nghiên cứu đề xuất các sáng kiến, cải tiến góp phần phục vụ hiệu quả công tác chống dịch. Là cán bộ trực tiếp tham gia chống dịch tại Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ Công an, Đại úy Phạm Thị Hòa và Thượng úy Lê Thị Hòa, cán bộ Khoa chống nhiễm khuẩn đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, có phát kiến trong thiết kế và sản xuất “áo chống sốc nhiệt” để trang bị cho các y bác sỹ và nhân viên y tế. Phát kiến trên được quần chúng nhân dan, các cấp các ngành, các phương tiên truyền thông đưa tin khen ngợi, lãnh đạo Bộ Công an biểu dương đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Để phục vụ công tác truy vết, đồng chí Trung tá Nguyễn Văn Hải, Đội trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hải Dương đã có sáng kiến sử dụng các biện pháp công nghệ thông tin để xác định nguồn lây và người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Cách làm của đồng chí Hải được lãnh đạo tỉnh và nhiều địa phương đánh giá cao, học tập vì hiệu quả tối đa với các ca nhiễm có yếu tố dịch tễ phức tạp, không rõ nguồn lây.

Ngoài công tác chống dịch, nhiều cán bộ đã tích cực tham gia tình nguyện hiến máu cứu người trong tâm dịch, được nhân dân cảm kích gửi thư cảm ơn, khen ngợi tiêu biểu: Thượng uý Đỗ Nam Duy, Phó trưởng Công an xã Hữu Sản, huyện Sơn Động; Thượng uý Lê Bá Tứ, cán bộ D4-E26, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động; Thượng sỹ Vi Thị Thảo, cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính; Trung uý Nông Đức Việt, cán bộ Đội Cảnh sát giao thông; Trung uý Nguyễn Tuấn Anh; Thiếu uý Hoàng Đăng Quang, cán bộ đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Sơn Động.

Công an tỉnh Hà Nam phối hợp với các lực lượng chức năng, đoàn thể xây dựng mô hình “ Tự quản, tự phòng chống dịch Covid - 19” (ảnh: Báo CA Hà Nam)

 

Chi hội phụ nữ Khoa chống nhiễm khuẩn, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an nhận Bằng khen của Hội LHPNVN (ảnh: Báo Hội LHPNVN)

 

Trung tá Nguyễn Văn Hải (ảnh :Báo Hải Dương)

Trong chiến dịch cấp căn cước công dân

Trong giai đoạn nước rút hoàn thành chiến dịch cấp căn cước công dân đã xuất hiện thêm nhiều tấm gương nghị lực, vượt khó như đồng chí Thượng úy Trần Ngọc Yến, cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Chồng Thượng úy Trần Ngọc Yến là cán bộ Đội cảnh sát hình sự đã qua đời năm 2016 do mắc bệnh ung thư. Đến năm 2019 đồng chí Yến phát hiện bản thân mắc bệnh ung thư giai đoạn 3. Sau 18 lần xạ trị, bệnh tình phần nào ổn định, đồng chí tiếp tục về đơn vị công tác, Khi chiến dịch cấp căn cước công dân bước vào giai đoạn cao điểm, đồng chí xung phong vào tổ làm căn cước công dân. Hình ảnh đồng chí Yến đã lan tỏa mạnh mẽ trong toàn lực lượng, là tấm gương vượt trên nghịch cảnh, để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đồng chí Thượng úy Trần Ngọc Yến, cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định (ảnh: Báo CAND)

Gương dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân

Dũng cảm cứu người bị đuối nước

Tháng 6/2021, do tình hình thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt, nhiều người dân, nhiều em nhỏ đã đi tắm ở những vùn nước sâu và gặp nạn. Phát huy tinh thần dũng cảm, nhiều cán bộ, chiến sỹ công an đã không quản ngại nguy hiểm, có hành động dũng cảm cứu người bị đuối nước như: Thượng úy Đỗ Đức Lưu và Trung úy Lê Quốc Khánh, Công an quận Tây Hồ, Công an thành phố Hà Nội đã kịp thời cứu người đuối nước tại Hồ Tây; Thiếu úy Trần Minh Châu, cán bộ Đội an ninh, công an thị xã LaGi, công an tỉnh Bình Thuận đã một mình bơi ra biển cứu người bị sóng biển cuốn trôi; Thiếu tá Nguyễn Văn Chung, cán bộ Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Ninh Bình đã bơi ra sông cứu 02 cháu nhỏ đuối nước; Đại úy Phạm Ngọc Thắng, Phó trưởng Công an xã Hải Ninh, Công an huyện Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Bình đã cứu sống một nạn nhân đuối nước đã trong dấu hiệu tắc thở và phối hợp với lực lượng khác tổ chức tìm kiếm được 01 thi thể nước cuốn trôi; Đại úy Hoàng Ngọc Hào, Phó Trưởng Công an xã Kiến Thiết, Công an huyện Yên Sơn, Công an tỉnh Tuyên Quang lao xuống dòng nước xiết, vật lộn hơn 15 phút đồng hồ để cứu người bị lũ cuốn trôi.

Thừa uỷ quyền của Chủ tịch UBND TP Hà Nội,  Đại tá Mai Trọng Thắng trao thưởng cho Thượng úy Đỗ Đức Lưu và Trung úy Lê Quốc Khánh (ảnh: Báo CAND)

Dũng cảm cứu hộ, cứu nạn trên biển:

Trong khi làm nhiệm vụ tại khu luồng Hạ Long, Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Quảng Ninh do Trung tá Hồ Anh Sơn làm tổ trưởng nhận được tin báo có một người làm nghề kéo chã không may chân bị quấn vào tời làm đứt lìa cẳng chân phải, tình trạng vô cùng nguy kịch. Tổ công tác đã tức tốc đến hiện trường để cứu nạn, đồng thời liên lạc với trung tâm cấp cứu 115 Quảng Ninh để hướng dẫn sơ cứu và cách bảo quản chân bị đứt lìa trong đá lạnh. Khi tiếp cận được phương tiện người bị nạn, tổ công tác đã khẩn trương sơ cứu và chuyển nạn nhân lên xuồng đưa vào cầu cảng quốc tế Tuần Châu, sau 20 phút xuồng đã cập bờ kịp thời đưa nạn nhân cấp cứu qua cơn nguy kịch và nối lại phần chân đứt lìa.

Cán bộ chiến sỹ Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ CA tỉnh Quảng Ninh thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn (ảnh: Báo CA Quảng Ninh)

Dũng cảm chữa cháy:

      Nhận được thông tin tại khu phố La Vân, thị trấn Ngãi Giao xảy ra vụ cháy, đồng chí Thượng úy Phạm Tấn Tài cán bộ Công an Ngãi Giao,Công an huyện Châu Đức,Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã cùng đồng đội kịp thời đến hiện trường cứu cháy. Tuy không phải là cán bộ chữa cháy chuyên nghiệp nhưng đồng chí Phạm Tấn Tài không quản hiểm nguy, sử dụng các thiết bị chữa cháy tại chỗ, dùng vòi nước của người dân tiếp cận cửa nhà để phun vào trong. nỗ lực dập lửa cháy lan sang các nhà lân cận trong khi chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến dập tắt đám cháy. Hành động dũng cảm của đồng chí Tài đã góp phần khống chế ngọn lửa không để đám cháy lan rộng, được quần chúng nhân dân cảm kích, khen ngợi.

Thượng úy Phạm Tấn Tài mệt lả sau khi cùng đồng đội giập tắt đám cháy (ảnh: Báo CA TPHCM)

Sự nỗ lực của các tập thể cá nhân điển hình cũng như của toàn lực lượng Công an trong thời gian qua đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm, tính bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân.

Sưu tầm và Biên tập: Minh Quyết, Việt Hà, Tự Lập - Phòng Hành chính Tổng hợp

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi