Thứ Sáu, 3/5/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Chuyện chưa kể về người nữ chiến sĩ - bác sĩ Công an

Những ai đã từng trở thành F1, sẽ thấu hiểu sâu sắc những giây phút hồi hộp, xen lẫn lo âu, căng thẳng, thậm chí cả sợ hãi đến tột cùng, khi phải đối mặt với kẻ thù “vô hình” là virus CORONA. Đối mặt với họ trong khoảng thời gian ấy, không chỉ là nỗi lo sợ của bệnh dịch, bởi bất kỳ thời điểm nào F1 cũng có thể trở thành F0, mà còn là ánh mắt e dè, kỳ thị của không ít những người xung quanh... Đồng hành với họ trong những giây phút ấy luôn là những y, bác sỹ mang trong mình lời thề Hippocrates-Trung tá, bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Bệnh viện Công an TP Hà Nội, mở đầu câu chuyện với chúng tôi, trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với chị.

Ở Bệnh viện Công an TP Hà Nội những ngày này, có những bác sỹ, chiến sỹ Công an đang hằng ngày, hằng giờ thực hiện nhiệm vụ ở các khu cách ly. Cùng với việc thực hiện công tác chuyên môn, họ còn động viên người cách ly yên tâm, không hoang mang lo lắng quá mức với bệnh tật. Những câu chuyện được Trung tá Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Bệnh viện Công an TP Hà Nội chia sẻ, giúp chúng tôi thêm hiểu, cảm phục tinh thần “thép” của chị và đồng đội.

1.“Hiện các xe của Trung tâm 115 đang bận, khoảng 2h sẽ có xe ô tô”; “Đơn vị vừa phát hiện một trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19, đề nghị Bệnh viện Công an TP phối hợp…”, chuông điện thoại của Trung tá Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Công an TP Hà Nội liên tục đổ dồn.

Hà Nội năm thứ hai của dịch COVID-19, các ca F0 ngoài cộng đồng và khu cách ly tăng lên theo từng ngày… Công việc của Trung tá Nguyễn Thị Thu Hiền và đồng đội càng thêm áp lực. Cùng với chăm sóc sức khoẻ của CBCS Công an TP Hà Nội là việc tiếp nhận, theo dõi các công dân nhập cảnh về Việt Nam, người nước ngoài và các đối tượng nhập cảnh trái phép …, cách ly tập trung tại bệnh viện.

Với diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, nguy cơ lực lượng tuyến đầu chống dịch là cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Công an TP Hà Nội- những người đang làm nhiệm vụ tiếp công dân; thực hiện hai chiến dịch lớn của Bộ Công an, trong đó có cấp căn cước công dân gắn chíp và bắt tội phạm, cán bộ công tác ở các khu vực có khách quốc tế, khu cách ly- có nguy cơ lây nhiễm cao. Bệnh viện luôn chủ động khai thác yếu tố dịch tễ, hướng dẫn theo dõi tình hình dịch bệnh để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, đồng thời tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Khối lượng công việc lớn như vậy nên dù lịch trực lãnh đạo đã được chia làm 3 ca nhưng điện thoại của Giám đốc Bệnh viện Công an TP Hà Nội, Trung tá Nguyễn Thị Thu Hiền lúc nào cũng “nóng” máy, bởi  số điện thoại của chị cùng lúc đăng ký với CDC Hà Nội và Trung tâm cấp cứu 115. Lúc thì liên hệ với Trung tâm 115 liên hệ xe ô tô đưa các trường hợp F1 đến bệnh viện cách ly; có khi trường hợp CBCS bị F0 phải liên hệ điều trị… Sau hai năm, công việc đã đi vào guồng máy nhưng với chị và đồng đội chuyện bỏ bữa, một đêm bị đánh thức bởi hàng chục cuộc điện thoại là chuyện thường nhật…

Chuyện chưa kể về người nữ chiến sĩ - bác sĩ Công an -0
Một ngày làm nhiệm vụ của Trung tá Nguyễn Thị Thu Hiền và các y, bác sỹ Bệnh viện Công an TP Hà Nội .

2. Ngày 10/2/2020, tức mùng 6 Tết năm Canh Tý, Bệnh viện Công an TP Hà Nội bắt đầu thực hiện việc cách ly y tế, ban đầu là những người Việt Nam từ Vũ Hán (Trung Quốc) trở về. Vào thời điểm đó, Corona là một dịch bệnh khiến thế giới trao đảo, trong khi vác xin còn chưa có.

Bắt tay vào đối mặt với một kẻ thù “vô hình”, Trung tá Nguyễn Thị Thu Hiền – Giám đốc Bệnh viện Công an TP Hà Nội, không khỏi lo lắng. Trước hết là chuẩn bị cơ sở vật chất, chị Hiền nhớ lại. Khu vực tầng 5 và tầng 6 trước đây là nhà kho được cải tạo thành khu cách ly tập trung. Chị đề xuất mua sắm thêm vật tư, trang bị bổ sung cho khu cách ly để sẵn sàng tiếp đón người cách ly; liên hệ với sở y tế TP Hà Nội, trung tâm phòng chống dịch bệnh Hà Nội để thống nhất phương án tổ chức, đón tiếp người trở về từ vùng dịch thực hiện cách ly.

Chuyện chưa kể về người nữ chiến sĩ - bác sĩ Công an -0

Tiếp đó là triển khai kế hoạch và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, trọng tâm là công tác tiếp đón người cách ly và cập nhật thông tin từ Bộ Y tế về tình hình diễn biến dịch bệnh để tham mưu Ban Giám đốc Công an TP có phương án chỉ đạo kịp thời việc chống dịch trong toàn Công an TP. Bệnh viện Công an TP đã phối hợp với các phòng, ban chức năng thuộc Công an TP cử CBCS đảm bảo công tác đón tiếp và thu dung người cách ly tại bệnh viện (công tác cấp dưỡng, bảo vệ được đầy đủ, an toàn). Trung tá Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết: Trong bệnh viện luôn đảm bảo đầy đủ, sẵn sàng khu vực cách ly, phân khu điều trị, cơ số thuốc thiết bị hồi sức cấp cứu, phương tiện cần thiết để tiếp nhận, cấp cứu khi có diễn biến xảy ra; vật tư y tế cần thiết (khẩu trang, quần áo bảo hộ,nước rửa tay y tế, hóa chất khử khuẩn….), đảm bảo an ninh an toàn cho cán bộ y tế làm việc trong khu vực cách ly và người về cách ly, quán triệt CBCS thực hiện nghiêm túc nguyên tắc phòng chống dịch không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly; tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa lây nhiễm qua đường tiếp xúc và qua đường giọt bắn.

Cùng với đó, chị đã tổ chức quán triệt chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia, chỉ đạo của UBND TP, mệnh lệnh của Ban Giám đốc Công an TP, đến các y, bác sỹ tham gia công tác cách ly phòng chống dịch và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phòng chống dịch bệnh của bệnh viện, tổ chức thực hiện đón tiếp các công dân Việt Nam và công dân nước ngoài trở về từ vùng dịch thực hiện cách ly theo quyết định cách ly của UBND TP Hà Nội.

Chuyện chưa kể về người nữ chiến sĩ - bác sĩ Công an -0

Là ủy viên thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch COVID– 19, Công an TP Hà Nội, Trung tá Nguyễn Thị Thu Hiền còn trực tiếp tham mưu Đảng ủy, Ban giám đốc Công an TP, Ban chỉ đạo Công an TP trong công tác tổ chức, triển khai thực hiện các kế hoạch, biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid -19 trong CATP. Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các công tác của Bệnh viện Công an TP. Lập qui trình đón tiếp, khai thác thông tin dịch tễ, kiểm tra sức khỏe, thân nhiệt của người cách ly từ khi tiếp nhận và theo dõi hàng ngày, bảo đảm an toàn phòng dịch cho y, bác sỹ và người cách ly. Lập phương án chốt trực khu vực cách ly 24/24 giờ, đảm bảo chế độ ăn uống và cung cấp các nhu yếu phẩm cấp thiết yếu cho người cách ly theo qui định. Phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm công tác an ninh trật tự  tại khu vực cách ly.

Tổ chức kiểm tra thân nhiệt cho người cách ly hàng ngày; chuyển tuyến điều trị khi phát hiện những trường hợp ho, sốt… Tiếp nhận các ý kiến chỉ đạo của cấp trên và tổ chức phối hợp với các sở, ban, ngành như sở y tế, sở ngoại vụ, kiểm dịch quốc tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trung tâm cấp cứu 115 thực hiện nhiệm vụ được giao. Trực tiếp tham gia đón tiếp người cách ly và quan tâm, động viên, chia sẻ với người cách ly để giúp họ an tâm tin tưởng, hợp tác trong thời gian cách ly.

Một ngày 2 lần những người cách ly y tế được thăm khám, chăm sóc về bữa ăn và giấc ngủ. Khó khăn nhất có lẽ là việc cách ly đối với người nước ngoài. Trong quá trình đó, chị và đồng đội phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao; sự bất đồng về ngôn ngữ. Không phải trường hợp nào cũng tuân thủ các quy định của bệnh viện. Có người đưa ra những yêu sách bất hợp lý trong khu chung như đòi hỏi cách dịch vụ tiện lợi như một khách sạn năm sao; có người nước ngoài thì đòi phải cách ly một mình một phòng, dù theo quy định một phòng phải có hai người. Đó còn chưa kể đến sự khác biệt về phong tục, tập quán và lối sống…

Thời điểm đầu năm 2021, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam gia tăng; thực hiện đợt cao điểm, Công an TP Hà Nội đấu tranh có hiệu quả đối với các trường hợp người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, có thời điểm một ngày Bệnh viện Công an TP Hà Nội, tiếp nhận cả 100 ca. Do cơ sở cách ly còn hạn hẹp, các trường hợp F1 buộc phải đưa đi cách ly tại khu Pháp Vân- Tứ Hiệp. Có thời điểm, 20h chuyến xe được thực hiện trong một đêm. Khi đó, các trường hợp F1 còn được ăn cơm nhưng chị và đồng đội thì làm việc đến 2h sáng.

Chuyện chưa kể về người nữ chiến sĩ - bác sĩ Công an -0

3.Với tư cách là Giám đốc Bệnh viện Công an TP, Trung tá Nguyễn Thị Thu Hiền đã tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện trong công tác phòng chống dịch COVID-19; tham mưu với Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an TP xây dựng, triển khai các kế hoạch công tác đảm bảo y tế trong lực lượng Công an TP Hà Nội như: kế hoạch phòng chống dịch bệnh theo mùa, dịch bệnh đột xuất trong Công an TP; kiểm tra giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Công an TP Hà Nội; triển khai hệ thống phần mềm quản lý Bệnh viện phục vụ khám bảo hiểm y tế; triển khai khu cách ly COVID tại Bệnh viện Công an TP Hà Nội; đề xuất Công an TP thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch, đề xuất lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh của CATP, đề xuất lập dự trù các trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ cho công tác phòng chống dịch của Công an TP

 Đồng thời, tham mưu cho ban Giám đốc Công an TP và Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh mới nổi và nguy hiểm của Công TP Hà Nội ban hành kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng ngừa COVID-19 trong CATP và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, bảo đảm an toàn và đúng đối tượng theo qui định.

Với vai trò là người đứng đầu, chị còn chủ động xây dựng các phương án, cải tiến thủ tục hành chính trong việc khám bệnh, điều trị bệnh nhân kịp thời, an toàn, thuận tiện, đảm bảo công tác khám bệnh, cấp cứu, điều trị bệnh nhân tiến tới đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh phục vụ công tác khám bảo hiểm Y tế CAND; quy trình thẩm định và duyệt hồ sơ thanh toán bảo hiểm.

Luôn bám sát tình hình diễn biến thực tế Covid-19 để báo cáo các cấp lãnh đạo một cách kịp thời, kết quả: Tính đến thời điểm báo cáo, cùng với tập thể Bệnh viện đã tiếp nhận và thực hiện cách ly đối với 1.585 trường hợp cách ly (1.111 người Việt Nam, 474 người nước ngoài trong đó có 204 người là đối tượng nhập cảnh trái phép, 2 đối tượng lang thang, 2 đối tượng truy nã của Trung Quốc). Chuyển tuyến, cách ly y tế tập trung phòng chống dịch COVID-19 đối với 30 trường hợp F1 thành F0 đến các bệnh viện tuyến trên điều trị và cách ly y tế.

Đối với những người đến cách ly tại Bệnh viện, sau khi hết thời gian cách ly để trở về với gia đình thì cán bộ chiến sỹ Bệnh viện đã được khen ngợi rất nhiều về tinh thần thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo.

Hiện nay, Bệnh viện Công an TP Hà Nội đã tổ chức tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho cán bộ chiến sĩ và thân nhân Công an TP Hà Nội trong 6 đợt được 47.242 mũi đảm bảo an toàn, đúng quy định. Đồng thời đang triển khai tổ chức tiêm Vaccine phòng COVID – 19 cho các đối tượng can phạm, phạm nhân tại các cơ sở giam giữ của Công an TP Hà Nội và Bộ Công an đóng trên địa bàn thành phố.

Nguồn: Báo CAND

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi