Chủ Nhật, 6/10/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Đội ngũ Giảng viên, giáo viên trẻ tương lai phía trước

Người thầy có yêu nghề thì mới phấn đấu trở thành người thầy mẫu mực, làm tấm gương tiêu biểu của con người mới, đem trí tuệ, tâm huyết, sức lực cống hiến cho sự nghiệp 'trồng người', ra sức đào tạo, giáo dục các thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội, góp sức vào xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa và bảo vệ Tổ quốc, hết lòng phụng sự nhân dân và nhân loại. Những lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay, nhất là về xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ, giáo viên trẻ. Trước những yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đổi mới đất nước về chiều sâu, thời cơ và thách thức đan xen nhau trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập và hợp tác, tình hình chính trị - xã hội đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường, thì việc nâng cao tri thức, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng nói chung, đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ của Trường Cao đẳng CSND I nói riêng là yêu cầu bức thiết và cấp bách hơn lúc nào hết. 

Trước hết phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp là một trong những tiêu chí, chuẩn mực cơ bản đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với những người làm công tác giáo dục trong môi trường CAND. Mỗi nhà giáo Công an phải là những tấm gương sáng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống để học viên noi theo.Với đặc thù riêng của nghề nghiệp là đào tạo cán bộ chiến sĩ Công an thực hiện những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng và nhân dân giao phó, nhà giáo công an phải không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuyệt đối trung thành với Đảng và có niềm tin cách mạng; gương mẫu chấp hành và thực hiện nghiêm túc 5 lời thề danh dự của CAND Việt Nam, 19 điềucấmđảng viên và 11 điềucấmcán bộ chiến sĩ CAND không đượclàm. Người nhà giáo công an không những rèn luyện, tu dưỡng để hoàn thiện bản thân mình mà còn phải có sự khơi nguồn, lan tỏa đến học viênthông qua các tiết giảng, bài học. Cụ thể trong công tác giảng dạy phải thường xuyên nghiên cứu, cập nhật những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của Ngành Công an và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tư cách tác phong theo 6 điều Bác Hồ dạy CAND; tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Không có biểu hiện, hành vi tiêu cực trong giảng dạy, dám đấu tranh và kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong môi trường giáo dục. Phẩm chất đạo đức của nhà giáo công an còn thể hiện ở đức tính khiêm tốn, không được tự thỏa mãn với chính mình mà luôn luôn phấn đấu, tiếp tục vươn lên, biết tiếp thu, lắng nghe sự đóng góp chân thành từ phía đồng chí, đồng nghiệp và học viên. Cần nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế của bản thân trong quá trình công tác nhằm từng bước hoàn thiện về phẩm chất. Đặc biệt hầu hết các thầy cô giáo đều là Đảng viên nên cần thực hiện nghiêm túc, thường xuyên kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương IV“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”.

Mỗi cán bộ, giảng viên, giáo viên cần thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp. Tình yêu của người thầy giáo đối với công việc chính là yếu tố cấu thành phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của họ. Phẩm chất nghề nghiệp của nhà giáo công an đó là lòng yêu ngành, yêu nghề, lòng thương yêu học trò hay nói cách khác phải có cái tâm với nghề.Trong thời gian qua, các thế hệ cán bộ, giáo viên của trường Cao đẳng CSND I đã không ngừng phấn đấu và đạt những thành tựu to lớn trong công tác đào tạo, được Đảng ủy Công an Trung Ương, lãnh đạo Bộ Công an trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Hàng năm, mái trường Cao đẳng CSND I đã đào tạo được hàng nghìn sỹ quan cảnh sát ra trường đáp ứng yêu cầu công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Nhiều cán bộ chiến sĩ giờ đã là những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong lực lượng Cảnh sát nhân dân. Đó là thành quả rất vinh dự và tự hào của đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên nhà trường từ khi thành lập trường đến nay.

Bên cạnh phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp thì vấn đề đặt lên hàng đầu chính là trình độ chuyên môn, tri thức, năng lực sư phạm của cán bộ, giảng viên, giáo viên nhà trường. Trong thời gian qua, nhà trường luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ trong trường. Lãnh đạo nhà trường và các đơn vị luôn tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên, giáo viên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ. Tỷ lệ giáo viên đang tham gia các khóa học Thạc sỹ, nghiên cứu sinh chiếm tới … % Trong năm 2013, nhà trường đã tổ chức khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho…  cán bộ, giáo viên nhà trường. Hiện nay, 100% giáo viên của trường đều có trình độ đại học, cơ bản đã đạt trình độ thạc sĩ, phải nói rằng đây là một trong những lợi thế nổi bật của đội ngũ giảng viên, giáo viên của nhà trường. Nhiều giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm và thành tích giảng dạy xuất sắc, trình độ chuyên môn vững, năng lực sư phạm tốt.

Nói đến năng lực sư phạm của người nhà giáo công an hiện nay đó là vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy gắn với quan điểm dạy học "lấy người học làm trung tâm" đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo. Để thực hiện hiệu quả quan điểm dạy học "lấy người học làm trung tâm" trước hết các cán bộ, giảng viên, giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ phải đầu tư nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập, chú trọng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Trong đó cần nghiên cứu và vận dụng các phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề; dạy học tình huống; dạy học sắm vai mô phỏng, dạy học theo nhóm... Qua sử dụng các phương pháp dạy học cần đúc rút kinh nghiệm, đánh giá ưu điểm, hạn chế của từng phương pháp để từng bước hoàn thiện.

Đặc biệt, đội ngũ giảng viên, giáo viên trẻ cần thường xuyên trau dồi kiến thức thực tiễn, năng lực thực tiễn cho bài giảng. Vì năng lực thực tiễn là yếu tố cốt lõi để làm phong phú hoạt động giảng dạy. Thực tế thấy rằng các giáo viên trẻ mới ra trường thì việc thiếu kiến thức thực tiễn là một hiện tượng khá phổ biến. Nhiều giáo viên trẻ nắm vững lý thuyết, thuộc làu giáo án, có phương pháp giảng dạy tốt, có khả năng sư phạm nhưng bài giảng vẫn chưa hay, còn thiếu sức thuyết phục, nguyên nhân cơ bản là bài giảng thiếu tính thực tiễn. Cụ thể là thiếu những dẫn chứng, những ví dụ sinh động, mang tính thời sự về tình hình hoạt động của tội phạm đang diễn ra hàng ngày.

Ngoài ra, mỗi cán bộ, giảng viên, giáo viên của trường Cao đẳng CSND I cần phải trau dồi nâng cao tri thức toàn diện như trình độ tin học, ngoại ngữ, rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học. Đó vừa là mục tiêu vừa là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo nhằm đảm bảo chức danh giảng dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.

Với đặc thù của lực lượng Công an nhân dân là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đây là một nhiệm vụ lớn đòi hỏi mỗi cán bộ chiến sỹ công an phải thực sự vững vàng về chính trị, giỏi về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ và có trình độ ngoại ngữ, khoa học kỹ thuật tương xứng. Với yêu cầu trên thì giáo dục và dạy học trong CAND, có những điểm đặc thù riêng, vừa phải gắn liền với yêu cầu và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao cho ngành Công an, vừa phải gắn liền với những yêu cầu của ngành giáo dục nói chung. Do đó, nhà giáo công an bên cạnh những tiêu chí, chuẩn mực của một nhà giáo nói chung còn phải đảm bảo các yêu cầu và yếu tố mang tính đặc thù riêng của giáo dục trong CAND.

Ngày 23.03.2013, mái trường thân yêu của chúng ta chính thức được nâng cấp thành trường Cao đẳng CSND I trong niềm hân hoan của cán bộ, giảng viên, giáo viên, học viên nhà trường. Trong niềm vui, niềm tự hào khi bước vào chặng đường phát triển mới, trách nhiệm to lớn cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và con đường tương lai phía trước đặt lên vai của đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên của nhà trường trong đó đa phần là cán bộ, giảng viên, giáo viên trẻ, là những thanh niên nhiệt huyết, đi đầu và tiên phong trong mọi hoạt động của nhà trường. Chúng ta phải làm gì và đặt ra cho mình những mục tiêu gì cho con đường tương lai phía trước? Câu hỏi ấy còn chờ đợi vào sự nỗ lực hoạt động, phấn đấu hàng ngày, hàng giờ của mỗi cán bộ, giảng viên, giáo viên trẻ chúng ta hôm nay.

Lăng Thị Thúy Nga
Chi đoàn Khoa NV6


Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi