Thứ Hai, 2/10/2023
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Phát huy tinh thần tự học của học viên Trường Cao đẳng CSND I theo quan điểm Hồ Chí Minh

Người đã nêu lên quan điểm có tính chỉ dẫn đúng đắn, thiết thực và hiệu quả đối với người học để tiến hành tự học, xuất phát từ chính tư duy, lý tưởng và kinh nghiệm phong phú có ý nghĩa sâu sắc của Người trong quá trình tự học bền bỉ và sáng tạo. Đặc biệt, khi được kết hợp với những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ thì quan điểm tự học của Hồ Chí Minh càng được phát huy giá trị. Để đạt được kết quả học tập cao, đáp ứng yêu cầu công tác trong bối cảnh, tình hình mới hiện nay của ngành Công an, học viên Trường Cao đẳng CSND I cần học tập, quán triệt và vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề tự học một cách tích cực, chủ động và sáng tạo.


 Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần tự học (Ảnh: Tư liệu)

Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tự học được nêu rõ như sau:

- “Phải biết tự động học tập”

Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ công học tập của các cháu. Để từ đó có thể thấy rằng, Người luôn coi trọng việc học tập, coi việc tìm hiểu sáng tạo tri thức là yếu tố quyết định đến sự hùng mạnh của một dân tộc. Người đã từng khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Một đất nước chỉ thực sự hùng mạnh và phát triển khi người dân biết học hỏi, nâng cao tri thức, theo kịp những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật, theo kịp tiến bộ xã hội.

Theo quan điểm của Người, “tự động” ở đây là không phải dựa vào ai, tự mình biết biến báo xoay xở, tự mình biết thực hiện công tác theo hình thức mới mẻ phong phú… “Tự động học tập” là học tập công tác một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, tự thân vận động, tự tìm kiếm và thực hiện công tác chứ không bị động ngồi chờ. Học một cách tự động là tự quản lý việc học tập, tự xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp học tập rồi tự mình chủ động vạch kế hoạch học tập, tự mình triển khai thực hiện kế hoạch đó một cách chủ động tự giác. Tự học còn là tự làm chủ thời gian, học và tự mình kiểm tra đánh giá việc tự học của bản thân mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học vỡ lòng ở phố Hàng Than, khu Trúc Bạch, Hà Nội (31/12/1958). (Ảnh: Tư liệu).

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học. Người khuyên: Không phải có thầy thì học, thầy không đến thì thôi. Tự học là một hoạt động đòi hỏi chủ thể phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác, kiên trì cao, sáng tạo nỗ lực không ngừng thì mới đạt kết quả tích cực. Hoàn toàn trùng hợp với quan điểm của Người, quan điểm của giáo dục hiện đại ngày nay cũng đã chỉ rõ: Tự học là quá trình tự vận động, lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn và quản lý trực tiếp của giáo viên, cơ sở giáo dục. Tự học có thể bằng cách tự đọc tài liệu, sách giáo khoa, nghe đài, xem tivi, triển lãm...

- Trong học tập phải xác định rõ mục đích, động cơ học tập đúng đắn.

Mục đích học tập là những gì người học đặt ra để phấn đấu trong học tập và có khả năng đạt được nó trong quá trình học tập của mình. Theo quan điểm của Người, trong bất kỳ một hoạt động nào trong đó có hoạt động học tập, tự học, việc trước tiên cần phải xác định mục đích, động cơ hoạt động. Điều này đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần định hướng đúng đắn và quyết định hiệu quả của hoạt động. Trong hoạt động và công tác của mình, Người luôn xác định cho mình mục đích hoạt động, luôn tự đặt ra cho mình câu hỏi “để làm gì ?”, từ đó ở bất kỳ hoạt động nào Người đều xác định mục tiêu cần đạt được và trong tự học cũng vậy, với Người tự học để “Phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, là để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người”.

Động cơ học tập của người học là phẩm chất nhân cách được biểu hiện trên cơ sở nhận thức, thái độ, hành vi, tạo thành động lực thúc đẩy họ tích cực học tập và rèn luyện theo mục tiêu yêu cầu đặt ra. Động cơ học tập được thể hiện ở nhu cầu, hứng thú, say mê học tập và nghiên cứu khoa học. Động cơ học tập đúng đắn sẽ tạo nên động lực kích thích người học khắc phục mọi khó khăn trong việc thực hiện nội dung, thời gian chương trình huấn luyện, tham gia tích cực vào phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học từ đó cũng tạo ra cho họ sự phấn đấu vươn lên trong quá trình học tập.

Với Người, tự học còn để phát triển hoàn thiện nhân cách con người, để khẳng định mình. Người đã nói: Muốn tiến bộ mãi thì phải học tập… học trong sách báo, học trong công tác… học để phát triển ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm. Người khuyên cán bộ: Muốn giáo dục Nhân dân, làm cho mọi người đều tốt thì cán bộ Đảng viên phải tự giáo dục, tự rèn luyện hàng ngày. Bởi nhân c